Bạn muốn bán được thứ gì đó? Không giới hạn hàng hóa hay dữ liệu, hãy nghĩ tới DM-BD
Tìm hiểu về Digital Media- Bussiness Design và ý đồ marketing của KDDI khi mua lại Natalie Biên dịch dựa trên bài viết của tác giả Nakajima Yosifumi Tháng 8 năm 2014, KDDI đã mua lại 90% cổ phiếu của Natalie (website chuyên về lĩnh vực giải trí, âm nhạc) và chính thức biến website nổi tiếng ...
Tìm hiểu về Digital Media- Bussiness Design và ý đồ marketing của KDDI khi mua lại Natalie
Biên dịch dựa trên bài viết của tác giả Nakajima Yosifumi
Tháng 8 năm 2014, KDDI đã mua lại 90% cổ phiếu của Natalie (website chuyên về lĩnh vực giải trí, âm nhạc) và chính thức biến website nổi tiếng này trở thành công ty con. Bằng việc thâu tóm Natalie, KDDI đã có bước tiến quan trọng vào thị trường thông tin giải trí.
Tại thời điểm hơn một năm trước đây, Natalie đã phát triển shop online. Đây là dịch vụ tương tự như những trang bán hàng online khác và chưa có tiềm năng phát triển quy mô lớn. Khi đó, tôi đã rất hiếu kỳ với việc Natalie sẽ làm gì để bắt đầu phát triển kinh doanh thực tế.
■Cụ thể Digital media- Bussiness Design là gì?
Giải thích ngắn gọn theo tên gọi, đây là mô hình kinh doanh “Vận dụng quản trị Web Media, kết hợp những lợi thế sẵn có như thương hiệu, khả năng thu hút khách hàng, doanh thu quảng cáo nhằm mở rộng kinh doanh, đưa ra các điều khoản thuận lợi hơn so với đối thủ cạnh tranh.”
Đây là khái niệm do tôi định nghĩa nên có vẻ lạ tai và chưa được nhiều người biết đến. Tên gọi “Digital Bussiness Design” (viết tắt là DBD) từng được nhà kinh tế học Adrian Slywotzky đề cập trong mục 23 cuốn The Air of Profitability như một mô hình lợi nhuận. Tác giả cuốn “Chiến lược Digital Bussiness Design” cũng định nghĩa DBD là việc “Ứng dụng cả nghệ thuật và khoa học nhằm mở rộng nhánh lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp thông qua Digital Technology”. So với các hoạt động kinh doanh thông thường, kết hợp sử dụng Website và IT Technology có thể thúc đẩy doanh thu tăng gấp 10 lần. Digital Media - Bussiness Design là điểm thu hẹp mô hình lợi nhuận số 24 thông qua việc gia tốc kinh doanh bằng quản trị Media. Có thể nhận định Natalie hội tụ đầy đủ những yếu tố trên như: mức độ nổi tiếng, doanh thu quảng cáo, khả năng thu hút khách hàng. Bàn về mức độ nổi tiếng và ảnh hưởng tới Music Fan, Natalie luôn áp đảo các website khác. Mỗi tháng bao gồm lĩnh vực truyện tranh và phim hài, tổng cộng Natalie đạt được 31 triệu 100 ngàn page view (PV). Trong đó Natalie Music đạt 20 triệu PV.
Là công ty thâu tóm hơn nửa doanh thu nội địa từ Webmedia, tổng số nhân viên của Natasha,Inc là 54 người (thông tin được đăng tải tại trang chủ năm 2014). Đây quả là con số khiến các doanh nghiệp khác phải lo ngại. Ngoài Natalie, hoạt động kinh doanh của Natasha,Inc rất đa dạng, bao gồm xây dựng website, sáng tác và biên tập content. Dường như Natalie là nơi tập hợp thông tin, một phần những thông tin này khi chuyển tới các phương tiện truyền thông bên ngoài được tính phí. Theo tuyên bố của ông Karaki- cựu giám đốc sản xuất của Natalie tại một hội thảo cách đây 1 năm, 80% doanh thu của Natalie đến từ quảng cáo và 20% từ hoạt động bán hàng.
■ Nhân sự tại Natalie được trả lương ra sao?
Theo thông tin tuyển dụng được công bố, thu nhập hàng năm của một nhân viên 26 tuổi, đã làm việc 2 năm liên tiếp tại Natasha,Inc là 4 triệu yên. Thu nhập của một Director lứa tuổi 30 có thâm niên làm việc 4 năm là 5 triệu 40 ngàn yên. Mức này được áp dụng với cả lĩnh vực thiết kế cũng như kinh doanh. Tuy rằng luôn có sự chênh lệc về lương khá lớn giữa các nhà xuất bản nhưng khó có doanh nghiệp chuyên về ấn phẩm âm nhạc nào có thể chi trả cho nhân viên mức này. Cần lưu ý rằng nhờ chính sách hạn chế tối đa việc sử dụng lao động thuê ngoài nên tỉ lệ bỏ việc của tác giả tại Natalie luôn ở mức rất thấp. Với thu nhập bình quân nhân viên là 5 triệu yên 1 năm, tổng quỹ lương của 54 nhân viên là 2,7 tỷ yên. Tại Nhật, Natalie là một trong số ít những doanh nghiệp có thể chi trả quỹ lương nhờ kinh doanh website. Cứ cho rằng có thể nâng cao doanh thu từ PV, giả sử 1 PV=1 yên, doanh thu mỗi tháng là 30 triệu yên, một năm là 3.6 tỷ yên. Thực tế cho thấy ngoài trả lương, công ty cần thanh toán các khoản bảo hiểm, phúc lợi xã hội khác. Từ quan điểm chung của webmedia, dễ dàng nhận ra Natalie có mức lợi nhuận cao hơn nhiều so với trung bình. Nhờ nền tảng là lòng hâm mộ của Fan với các nghệ sỹ, có thể kỳ vọng vào độ nổi tiếng của website và sức hút PV. Thông thường doanh nghiệp cần đầu tư quảng cáo khi muốn xây dựng thương hiệu, phát triển kinh doanh. Sử dụng website giúp miễn giảm chi phí tiếp cận khách hàng, thu hút lượng lớn độc giả vốn là fan âm nhạc, truyện tranh và hài kịch. Với các điều kiện thuận lợi trên, tôi cho rằng sẽ rất lãng phí nếu bỏ qua phát triển kinh doanh các lĩnh vực khác. Natalie chính là ví dụ điển hình cho mô hình tiền kinh doanh của thị trường Digital Media- Bussiness Design. Đây là lý do thuyết phục và chiến lược marketing khôn khéo của KDDI khi mua lại Natalie.
■Tại sao Digital Media- Bussiness Design ngày càng phát triển?
Trước hết, nổi tiếng là lý do tiên quyết dẫn tới phát triển kinh doanh. Mức độ nổi tiếng ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh doanh thời kỳ đầu. Người ta thường gọi là sức mạnh Thương Hiệu. Sức mạnh này không giới hạn với các thương hiệu cao cấp hay bình dân. Ví dụ như đặt cạnh nhau một lon nước Pepsi giá 10.000 VND và một lon không ghi nhãn hiệu trên kệ hoặc một chiếc Boo T-shirt trị giá 100.000 VND và một chiếc nobrand, không cần phải nói nhiều cũng biết sản phẩm nào dễ tiêu thụ hơn. Dạo qua các siêu thị và hệ thống bán lẻ , ta dễ dàng tìm thấy những lon nước ngọt 7000 VND không rõ thương hiệu. Ngay cạnh đó là lon Pepsi giảm giá còn 8000 VND. Sự chênh lệch của 1000 VND này chính là giá trị thương hiệu. Nói một cách đơn giản sức mạnh thương hiệu khiến sản phẩm có giá thành cao hơn và dễ tiêu thụ hơn. Trước đây, Thương Hiệu được thiết lập và phân loại dựa trên các yếu tố như nhà phân phối, chi phí quảng cáo, lòng tin, doanh thu thực tế. Xây dụng thương hiệu không phải việc dễ dàng làm được một sớm một chiều. Media giúp truyền tải và khuếch trương danh tiếng, giúp sản phẩm - dịch vụ được tiếp nhận và có giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, doanh thu quảng cáo giúp giải quyết các thiếu hụt trong kinh doanh. Sử dụng Media không chỉ tăng doanh thu quảng cáo mà còn có thể cắt giảm chi phí phát sinh khác. Thậm chí có thể triển khai kinh doanh mà không cần tới vốn. Doanh thu từ quảng cáo hỗ trợ quay vòng vốn, giúp lấp đầy những thâm hụt gây ra bởi chi phí đầu tư ban đầu, tăng sức cạnh tranh.
■ **Giảm các chi phí bằng Media **
Thu hút khách hàng là một trong những bước quan trọng và cần tới chi phí cao trong kinh doanh. Chi phí direct khách hàng tác động lớn tới lợi tức của doanh nghiệp. Cùng với nó, phí quản lý và quỹ lương luôn là gánh nặng của các công ty. Khi muốn đầu tư nguồn vốn đẩy cao doanh thu, người làm kinh doanh khó thoát khỏi tình cảnh Delemma - Trade-off dẫn tới thất thu. Quản trị Media chính là giải pháp thu hút khách hàng, phá vỡ quá trình Trade-off đó. Số lượt truy cập là hình thứ quảng bá hữu hiệu giúp nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng. Tương tự như dẫn chứng về Pepsi, khách hàng có xu hướng chọn một “sản phẩm thân quen” hơn là một “sản phẩm xa lạ”. Doanh nghiệp có khả năng tự quản trị webmedia đồng nghĩa với việc miễn hoàn toàn chi phí quảng cáo. Ba ưu điểm của phí xây dựng thương hiệu, phí quảng cáo, phí thu hút khách hàng giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động Digital Media - Bussiness Design, cung cấp những điều khoản thuận lợi hơn. *** Đây là ví dụ về Bussiness “Model” đã được lược giản hóa. Trong thực tiễn, Media đóng đóng vai trò trong việc cắt giảm chi phí một phần vốn .
**■ Mối liên hệ mật thiết của Quản lý Media và phát triển kinh doanh **
Trước khi được thu mua, tôi đã từng cho rằng Natalie chỉ kinh doanh các lĩnh vực đơn thuần như lễ hội âm nhạc , quản lý lifehouse, các Record Shop. Vậy bánh xe webmedia được vận hành ra sao? Mục đích của KDDI khi lựa chọn Natalie không phải nhằm phát triển mô hình kinh doanh mới cho Natalie mà là thúc đẩy kinh doanh của chính KDDI. Là một trong những tập đoàn nổi tiếng hàng đầu Nhật Bản, doanh thu lên tới 3000 tỷ yên mỗi năm, quy mô này là lý do thuyết phục để KDDI kiến tạo mô hình Digital Media- Bussiness Design thông qua Natalie. Theo cách lý giải trên, Natalie đã trở thành công cụ quảng bá hữu ích cho KDDI. Ông Oyama Takuya- chủ tịch Natasha đã bình luận trên Facebook cá nhân rằng ”Dù trở thành công ty con của KDDI nhưng bản chất Natalie không hề thay đổi” . Gốc rễ của Digital Media vẫn luôn là Media, nếu lạm dụng kinh doanh sẽ trở thành kinh doanh truyền thông thuần túy dẫn tới việc mất đi sự ủng hộ của độc giả. (hoho)
**■ Tương lai của Media **
Dạo gần đây Norihiko Sasaki - tổng biên tập Curation App • NEWSPICS là cái tên thường được nhắc tới trên khắp các diễn đàn. Ông là người đã xuất bản cuốn “Monetize or Die? 5 năm tới Media sẽ làm được gì?”. Trong đó ông giải thích 8 luận điểm về mối liên hệ giữa Media Management và Business Development như sau:
- Advertising
- Accounting
- Event
- Game
- Product sales
- Data sales
- Education
- Marketing support
Bằng việc phân tích các yếu tố trên có thể rút ra công thức :
Kết hợp 1& 2 ta có Media Management (Media đóng vai trò chính)
Kết hợp 4,5, 6 ta có khả năng bán được thứ gì đó ( Không giới hạn hàng hóa hay dữ liệu)
Kết hợp 3, 7, 8 ta có thể cung cấp dịch vụ (hội thảo, tư vấn, hướng tới đối tượng khách hàng cá nhân cũng như tổ chức,...)
Phân loại chi tiết giúp nhận ra loại hình “Media Management” và “Business Development bên ngoài quản trị Media”. Ngày nay do ảnh hưởng của mạng internet ngành xuất bản tại nhiều nơi trên thế giới đang phải đối diện với vô vàn khó khăn. Một doanh nghiệp chỉ dựa vào lợi nhuận từ webmedia khó có thể trả lương cao cho nhân viên. Vì thế, lợi nhuận ngoài quản trị Media đóng vai trò hết sức quan trọng. Cuốn sách chủ yếu đề cập tới các vấn đề liên quan tới Media và phương pháp quản trị đã gây được tiếng vang khi phát hành. Có thể nhìn nhận Media Management và các hình thức kinh doanh ngoài nó chính là bánh xe quan trọng của cỗ máy Digital Media - Bussiness Design. Bên cạnh đó, cuốn sách chỉ ra rằng Media Management là công việc then chốt giúp các tòa soạn tồn tại trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
Thực tế tại Việt Nam chưa có nhiều những cuộc sát nhập như thế. Cá nhân tôi rất hứng thú với việc một doanh nghiệp không chuyên trong lĩnh vực xuất bản bắt tay làm webmedia. Thật thú vị khi tưởng tượng rằng một ngày nào đó công ty chuyên về nông sản sẽ bắt tay với một trang báo mạng nhằm quảng bá thương hiệu của mình. Nói về Digital Media- Bussiness Design, còn có rất nhiều các doanh nghiệp và cá nhân trên thế giới thành công trong lĩnh vực này. Tôi hi vọng có thể tiếp tục chia sẻ với các bạn trong các bài viết sau!