Biến toàn cục và biến cục bộ trong Javascript
Biến toàn cục và biến cục bộ là những khái niệm mà bất kì một ngôn ngữ lập trình nào đều có và Javascript cũng không ngoại lệ, nhưng với ...
Biến toàn cục và biến cục bộ là những khái niệm mà bất kì một ngôn ngữ lập trình nào đều có và Javascript cũng không ngoại lệ, nhưng với javascript thì có một số lưu ý khác với các ngôn ngữ khác. Nếu trong ứng dụng của bạn sử dụng trùng tên biến quá nhiều từ trong hàm cho đến ngoài hàm thì đôi khi dẫn đến những kết quả không mong muốn, và lỗi chính là do bạn không kiểm soát được biến toàn cục và cục bộ.
1. Biến cục bộ trong Javascript
Một biến được gọi là cục bộ khi bạn khai báo nó nằm bên trong một hàm cụ thể nào đó, lúc này biến đó sẽ không sử dụng được ở bên ngoài hàm.
Ví dụ: Trong ví dụ này đoạn code alert() biến comment ở ngoài function add_comment() sẽ thông báo lỗi vì nó chưa được định nghĩa
function add_comment() { var comment = "Nội dung comment"; // Đoạn code này đúng vì biến comment đã tồn tại alert(comment); } // Đoạn code này sẽ sai vì không tồn tại biến comment alert(comment);
2. Biến toàn cục trong Javascript
Biến toàn cục là biến mà bạn khai báo bên ngoài và không nằm bên trong một hàm cụ thể nào cả.
Ví dụ: Trong ví dụ này không có đoạn code nào sai cả
// Biến toàn cục var comment = "Nội dung comment bên ngoài"; // Hàm có sử dụng biến toàn cục function add_comment() { alert(comment); } // In biến toàn cục alert(comment);
3. Một số ví dụ biến toàn cục và biến cục bộ
Có rất nhiều lưu ý khi sử dụng biến toàn cục và biến cục bộ nên trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu thông qua các ví dụ nhé.
Nếu trong hàm có sử dụng từ khóa var và để tạo một biến và tên của biến đó đã tồn tại ở bên ngoài (toàn cục) thì lúc này bên trong hàm sẽ hiểu là đang sử dụng biến cục bộ nên không ảnh hưởng gì biến bên ngoài cả.
<html> <body> <script language="javascript"> // Biến toàn cục var comment = "Nội dung comment toàn cục"; // Hàm có sử dụng biến toàn cục function add_comment() { var comment = "Nội dung comment cục bộ"; alert(comment); } // Gọi fuction comment add_comment(); // In biến toàn cục alert(comment); </script> </body> </html>
Nếu bạn không sử dụng từ khóa var để tạo tên biến trong hàm thì nó sẽ sử dụng biến toàn cục nên mọi thay đổi giá trị của biến đó trong hàm sẽ bị ảnh hưởng ra ngoài hàm.
<html> <body> <script language="javascript"> // Biến toàn cục var comment = "Nội dung comment trước khi thay đổi"; // Hàm có sử dụng biến toàn cục function add_comment() { comment = "Nội dung comment đa bị thay đổi"; alert(comment); } // Gọi fuction comment add_comment(); // In biến toàn cục alert(comment); </script> </body> </html>
Nếu liên tưởng qua ngôn ngữ PHP thì không thể thực hiện như hai ví dụ này được mà nó phải thông qua một từ khóa nữa đó là global thì trong hàm mới sử dụng được biến toàn cục ở ngoài hàm.
4. Lời kết
Tóm lại biến toàn cục là biến được khai báo bên ngoài hàm và được sử dụng ở tất cả các vị trí, biến cục bộ là biến khai báo ở trong hàm và chỉ sử dụng được trong nội bộ của hàm đó thôi, sau khi hàm thực thi xong thì ngay lập tức nó sẽ bị xóa khỏi bộ nhớ. Và một chú ý quan trọng khác là ở phần ví dụ bạn cần hiểu được trường hợp ghi đè tên biến thông qua từ khóa var ở trong hàm nhé.
Nguồn: code24h.com