12/08/2018, 15:55

Blockchain và ứng dụng

Internet thời kỳ đầu xử lý những thứ vô hình không cầm nắm được. Bạn gửi hay nhận email, trả lời trên forums hay đọc và viết các bài viết. Internet thời đại mới đã bắt đầu xử lý với các tài sản, những thứ gần với bạn, có giá trị, bạn có thể chạm vào được và muốn bảo vệ. Những tài sản đó được ...

Internet thời kỳ đầu xử lý những thứ vô hình không cầm nắm được. Bạn gửi hay nhận email, trả lời trên forums hay đọc và viết các bài viết. Internet thời đại mới đã bắt đầu xử lý với các tài sản, những thứ gần với bạn, có giá trị, bạn có thể chạm vào được và muốn bảo vệ. Những tài sản đó được lưu ở dạng mã hoá trong một chuỗi các mạng lưới được gọi là "blockchain" hay "sổ cái", nơi mà mỗi người tham gia đều có thể biết được bạn giao dịch với ai. Việc này không chỉ bảo vệ giao dịch của bạn và ngăn chặn trộm cắp, mà nó còn giúp đơn giản hoá giao dịch, đẩy nhanh quá trình, giảm thiểu lỗi và giúp bạn không cần phải thuê một bên thứ ba.

Hệ thống blockchain phân tán này sẽ thay đổi cuộc sống của bạn, từ cách bạn giao dịch hay quản lý tài sản, cho tới việc bạn sử dụng các loại máy móc, bỏ phiếu, thuê xe, hay kể cả việc chứng minh bạn là ai. Cùng với đó, nó sẽ thay đổi các ngân hàng, các cơ quan tài chính, bệnh viên, công ty và chính phủ.

Blockchain và Bitcoin

Bitcoin và Blockchain có phải là một thứ? Không phải như vậy, tuy nhiên chúng liên quan đến nhau mật thiết. Bởi Bitcoin là ứng dụng đầu tiên của Blockchain, người ta thường hay nhầm lẫn "Bitcoin" nghĩa là Blockchain. Công nghệ blockchain đã được sử dụng ở nhiều ngành công nghiệp khác nhưng vẫn còn đó những sự nhầm lẫn.

Bitcoin và Blockchain khác nhau như thế nào?

Bitcoin là một dạng tiền tệ ảo được tạo ra lần đầu bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Cũng được biết đến với cái tên "tiền tệ mã hoá", nó được tạo ra với mục đích bỏ quá sự kiểm soát tiền tệ của chính phủ và để đơn giản hoá giao dịch trên mạng bằng cách bỏ qua các bước của giao dịch trung gian với bên thứ ba. Tất nhiên, để đạt được điều này cần nhiều thứ hơn là chỉ có tiền. Phải có một cách bảo mật để tạo ra giao dịch với tiền tệ ảo.

Giao dịch bitcoin được lữu trữ và chuyển giao sử dụng một "sổ cái" phân tán trên một mạng lưới peer-to-peer mở, public và ẩn danh. Blockchain chính là công nghệ được sử dụng để tạo ra cuốn sổ cái của giao dịch Bitcoin.

Bitcoin blockchain hoạt động như thế nào?

Bitcoin blockchain dạng đơn giản nhất là một cơ sở dữ liệu hay một "sổ cái" chứa đựng những bản ghi về các giao dịch Bitcoin. Tuy nhiên, bởi vì cơ sở dữ liệu này phân tán trên mạng lưới peer-to-peer và không có một ai là trung tâm, nên những ai tham gia đều phải chấp nhận sự đúng đắn của một giao dịch trước khi nó được ghi lại. Sự đồng thuận này, được biết với cái tên là "consensus", và nó được tạo ra thông qua một quy trình, gọi là "mining" (đào mỏ).

Sau khi ai đó sử dụng Bitcoins, cái thợ đào mỏ tham gia vào một quá trình tính toán phức tạp, tiêu tốn tài nguyên máy tính để xác minh tính chính xác của giao dịch. Thông qua việc đào mỏ, một "proof of work" (bằng chứng công việc) phù hợp với những yêu cầu cho trước, được tạo ra. "Bằng chứng công việc" là một đoạn dữ liệu phải mất nhiều thời gian và tiền bạc để tạo ra, nhưng lại có thể dễ dàng được người khác xác minh. Để được coi là một giao dịch chính xác trong blockchain, một bản ghi đơn lẻ phải có một "bằng chứng công việc" để cho thấy đã đạt được consensus. Bằng thiết kế này, các bản ghi giao dịch không thể bị xáo trộn hay thay đổi sau khi chúng được thêm vào blockchain.

Các ứng dụng của công nghệ Blockchain đang thay đổi xã hội

Blockchain Business, dịch vụ tài chính

Các hệ thống truyền thống thường hay công kềnh, gặp nhiều lỗi và rất chậm chạm. Các bên trung gian luôn cần thiết để có thể dàn xếp các quy trình và giải quyết xung đột. Một cách tự nhiên, điều này gây ra căng thẳng, tốn thời gian và tiền của. Ngược lại, những người dùng thấy rằng blockchain rẻ hơn, minh bạch hơn và hiệu quả hơn. Một số các dịch vụ tài chính đang sử dụng hệ thống này để mang đến sự đổi mới, ví dụ như smart bonds và smart contracts. Smart bonds tự động thanh toán phiếu giảm giá cho người dùng khi các điều kiện cho trước được hoàn thành. Smart contracts là các hợp đồng số được tự thực hiện, tự bảo trì khi các điều kiện cho trước được hoàn thành.

Ví dụ về các dịch vụ tài chính blockchain

Quản lý tài sản: Quy trình buôn bán và thanh toán

Quy trình buôn bán truyền thống với việc quản lý tài sản (khi các bên trao đổi và quản lý tài sản) có thể rất tốn kém và nhiều rủi ro, nhất là khi đó là các giao dịch xuyên biên giới. Mỗi bên trong quá trình này, ví dụ như người môi giới, người trông coi tài sản, người quản lý thanh toán, giữ các bản ghi của riêng họ, điều này tạo ra sự thiếu hiệu quả rõ rệt và chứa đầy những lỗi. Cuốn sổ cái của blockchain giúp giảm lỗi bằng cách mã hoá các bản ghi, đồng thời đơn giản hoá quy trình, và bỏ qua sự cần thiết của các bên trung gian.

Bảo hiểm: Quy trình yêu cầu

Quy trình yêu cầu là một quy trình gây ra nhiều sự bực dọc và bạc bẽo. Những nhân viên bảo hiểm cần phải lội qua những yêu cầu lừa đảo, các nguồn dữ liệu phân mảnh, hoặc các quy tắc đã bị bỏ đi đối với người dùng tạo đưa ra một số ít các form và xử lý chúng một cách thủ công. Điều này chứa đầy những lỗi. Blockchain cung cấp một hệ thống hoàn hảo cho việc quản lý minh bạch và không mạo hiểm. Những tài liệu đã được mã hoá cho phép nhân viên bảo hiểm nắm được quyền làm chủ của các tài sản sẽ được bảo hiểm.

Thanh toán: Thanh toán xuyên biên giới

Việc thay toán quốc tế chứa nhiều lỗi, tốn kém và dễ gây ra rửa tiền. Nó tốn ít nhất vài ngày cho việc chuyển tiền quốc tế. Blockchain đã và đang cung cấp các giải pháp cho các công ty chuyển tiền như Abra, Align Commerce và Bitspark bằng việc đưa ra các dịch vụ chuyển tiền dựa trên blockchain đầu cuối. Vào năm 2016, Santander trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên sử dụng blockchain trong một ứng dụng thanh toán, cho phép các khách hàng thực hiện chuyển tiền quốc tế 24/24 và hoàn thành vào ngày hôm sau.

Tài sản thông minh

Một tài sản vô hình hay hữu hình, như những chiếc ô tô, toà nhà, nồi cơm điện hay là các bằng sáng chế, tên tài sản hay cổ phần công ty, đều có thể được nhúng bởi các công nghệ thông minh. Những sự đăng ký như vậy, có thể được lưu trữ trong sổ cái cùng với các thông tin hợp đồng của những người cho phép quyền sở hữu của tài sản. Khoá thông minh (smart keys) có thể được sử dụng để cung cấp quyền truy cập cho các bên được cho phép. Và cuốn sổ cái sẽ là nơi lưu giữ và cho phép sự trao đổi của các khoá thông mình này một khi hợp đồng đã được xác nhận.

Cuốn sổ cái phân tán cũng trở thành một hệ thống để lưu lại và quản lý các quyền cho tài sản cũng như là cho phép sao chép các hợp đồng thông mình trong trường hợp khoá thông minh bị mất.

Sử dụng "tài sản thông minh" giúp bạn hạn chế được rủi ro của việc bị lừa đảo, giảm phí trung gian và các tình huống khó khăn trong giao dịch. Cùng với đó, tăng cường sự hiệu quả và sự tín nhiệm.

Ví dụ về tài sản thông minh

Cho vay phi thường / cho vay thế châp

Xe hơi / điện thoại thông minh

Blockchain Internet-of-Things (IoT)

Blockchain sẽ đi về đâu

Tong tất cả các trường hợp, cuốn sổ cái blockchain cung cấp sự bảo mật cho Internet of things. Với hàng tỉ nhữ thiết bị liên kết với nhau, các nhà an ninh mạng có lý do để lo lắng về vấn đề bảo mật đối với hệ thống dữ liệu phân tán.

Các công ty có thể làm gì để bảo vệ hệ thống của họ khỏi bị tấn công?

  • Các nhà phát minh sẽ bảo vệ ý tưởng của họ như thế nào?
  • Các chính phủ sẽ bảo vệ các thông tin mật khỏi gián điểm và chủ nghĩa khủng bố ra sao?

Trên đây là các vấn đề làm thế nào để sắp xếp và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ đến tự các thiết bị liên quan. Việc truy cập vào hệ thống sổ cái blockchain chỉ được chấp nhận đối với các bên được tín nhiệm. Cuốn sổ cái cung cấp cho các bên một nền tảng quản lý để có thể phân tích một lượng dữ liệu khổng lồ.

Các ví dụ về Blockchain Internet-of-Things (IoT)

Thiết bị thông minh

Cung cấp các chuỗi cảm biến

Hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông mình là các kỹ thuật số được nhúng bởi một đoạn code if-this-then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thi. Trong thực tế, một bên trung gian bảo đảm rằng tất cả các bên liên quan đều tuân thủ các điều khoản. Blockchain không cần bên thứ ba, nhưng nó cũng bảo đảm rằng tất cả các bên tham gia đều biết được chi tiết hợp đồng và các điều khoản sẽ được tự động thực hiện một khi các điều kiện được bảo đảm.

Bạn có thể sử dụng hợp đồng thông minh cho tất cả các tình huống, như các dẫn xuất tài chính, phí bảo hiểm, luật tài sản và các sự đồng thuận đóng góp quỹ giữa các cá nhân, tổ chức.

Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ Blockchain

Âm nhạc blockchain

Chính phủ blockchain

Ví dụ về Chính phủ blockchain

  • Giá trị công cộng / cộng đồng
  • Trách nhiệm được giao phó
  • Định danh blockchain

Blockchain bảo vệ danh tính của bạn bằng cách mã hoá và bảo vệ nó khỏi những spammer và các nhân viên marketing

Ví dụ về định danh blockchain

Hộ chiếu

Chứng nhận sinh, tử, kết hôn

Định danh cá nhân

Kết luận

Một điều quan trọng cần nhớ đó là để blockchain có thể hoạt động được, cần phải có hệ thống mạng lưới node-to-node và sự đồng thuận để hoạt động trên các chuẩn mực đạo đức. Một khi các chuẩn này đã được tán thành, blockchain có thể trợ thành một công cụ mạnh mẽ giúp cải thiện việc kinh doanh, tạo ra những sự trao đổi bình đằng, tăng cường kinh tế toàn cầu và giúp hỗ trợ xã hội thêm mở và bình đẳng.

0