“Bóc phốt” sự thật AI có thể đánh bại con người trong Dota2 tất cả chỉ là trò gian lận
Vào ngày 5 tháng 8, Team AI của Elon Musk đã đánh bại các player chuyên nghiệp trong hai trận Dota 2 liên tiếp. OpenAI Five, được phát triển bởi OpenAI dưới hình thức một công nghệ phi lợi nhuận do Elon Musk và Peter Thiel và một số công ty tài trợ khác. Có thể bạn quan tâm: ...
Vào ngày 5 tháng 8, Team AI của Elon Musk đã đánh bại các player chuyên nghiệp trong hai trận Dota 2 liên tiếp. OpenAI Five, được phát triển bởi OpenAI dưới hình thức một công nghệ phi lợi nhuận do Elon Musk và Peter Thiel và một số công ty tài trợ khác.
Có thể bạn quan tâm:
Dota 2 là một game chiến thuật nhiều người chơi. Với thể thức 2 team 5 thành viên, đối đầu nhau trên một bản đồ lớn với mục tiêu là phá hủy căn cứ của kẻ địch.
“Chúng chơi hoàn toàn khác với bất cứ thứ gì mà chúng ta từng thấy trước đây” Austin Walsh, một trong những game thủ Dota 2 mà AI đánh bại đã nói. Các AI này sử dụng những chiến lược kỳ lạ như đi cả 4 thành viên vào một làn đường và sẵn sàng hi sinh đồng đội ngay khi cần thiết.
Khi các bài viết về trận đấu được tung ra, nhiều người đã tập trung vào việc chiến thắng áp đảo của AI với những tựa đề giật gân như “OpenAI Bots đè bẹp những người chơi Dota 2 giỏi nhất thế giới”. Điều này có nghĩa là AI đã thông minh hơn con người trong video game? Thật ra không phải là như vậy đâu.
Chương trình OpenAI Five bao gồm các thuật toán được gọi là mạng thần kinh với khả năng bắt chước bộ não và “học” để hoàn thành các nhiệm vụ sau một quá trình luyện tập và thử thách. Công ty nghiên cứu đã đưa Dota 2-play AI của mình qua 180 ngày huấn luyện ảo để chuẩn bị cho trận đấu. Tuy nhiên, các bot phải chơi dựa theo một số luật lệ rất cụ thể.
Dota 2 là một trò chơi phức tạp với hơn 100 tướng khác nhau. Trong lần thi đấu này thì số lượng đó bị giới hạn xuống còn 18. Đó là một lợi thế đáng kinh ngạc bởi vì nó khiến mọi thứ trở nên đơn giản hơn rất nhiều cho AI.
Chương trình OpenAI Five cũng chơi Dota 2 bằng cách đọc thông tin của trò chơi trực tiếp từ giao diện lập trình ứng dụng (API). Điều này mang lại cho AI kiến thức về trò chơi, trong khi người chơi phải trực quan nhìn lên màn hình. Nếu một con người có thể làm điều này trong một trận đấu thì chúng ta có thể gọi nó là gian lận bởi khối lượng thông tin quan trọng mà họ có thể thu được ví dụ như lượng mana, máu, vị trí hay thậm chí lượng gold đang có.
“API được thiết kế để không cung cấp thông tin AI nhiều hơn người chơi” Mark Riedl, giáo sư AI và machine learning tại trường Đại học Công nghệ Georgia nói “Nhưng những gì chúng có thể biết thì sẽ biết hoàn toàn và ngay lập tức. Cách hoạt động của AI có thể nói là khác nhưng cũng giống so với cách con người chơi game”.
Walsh cũng nhấn mạnh khả năng phi thường của bot “Các bot chơi với kiến thức cực kì vững chắc. Nó biết chính xác có bao nhiêu sát thương là đủ cũng như chớp lại những khoảnh khắc bạn đang ở sai vị trí. Chúng biết hết đấy! Và thay vì bị bó buộc bởi cảm xúc, các AI xử lí bằng phương pháp tốt nhất có thể”.
Riedl nói rằng với hai trò chơi là cờ tướng và Dota 2 đã cho thấy AI có thể sớm đủ thông minh để xử lý các nhiệm vụ phức tạp trong đời thực chứ không chỉ là chơi game. Tuy vậy, vẫn còn một con đường rất dài để chúng ta có thể chạm tới giấc mơ ấy.
Mặc dù vậy, Riedl vẫn rất vui mừng – “Nó tuy khó nhưng không phải là không thể, đó là điều chắc chắn”
Techtalk via motherboard