Các khái niệm kiến thức cơ bản của mô hình scrum
Nên áp dụng scrum với dự án nào? Với những dự án đòi hỏi khả năng thay đổi, cập nhật, điều chỉnh thường xuyên, phát triển liên tục. Tiêu chí quan trọng nhất là: sao cho nhanh nhất có thể đưa ra được các tính năng đến người dùng. Những dự án mà không ...
Nên áp dụng scrum với dự án nào?
Với những dự án đòi hỏi khả năng thay đổi, cập nhật, điều chỉnh thường xuyên, phát triển liên tục. Tiêu chí quan trọng nhất là: sao cho nhanh nhất có thể đưa ra được các tính năng đến người dùng. Những dự án mà không đòi hỏi mọi thứ về yêu cầu phải đầy đủ ngay từ đầu, làm theo từng bước phân tích -> thiết kế -> code -> test(Waterfall):
- Chú trọng vào con người và sự tương tác giữa các thành viên hơn quy trình và công cụ
- Chú trọng vào ứng dụng chạy tốt hơn là tài liệu đầy đủ (Spec)
- Chú trọng đáp ứng được thay đổi hơn là tuân theo kế hoạch.
Các khái niệm của scrum
1. Các role, vị trí trong mô hình scrum ( scrum roles )
-
Product owner (PO): Là người phụ trách sản phẩm, có quyền hạn trong việc quyết định tính năng của sản phẩm, quyết định thứ tự ,độ ưu tiên trong quá trình phát triển dự án. Khi team gặp phải tranh cãi về yêu cầu dự án, kỹ thuật, luồng chương trình mà không thông nhất được thì PO sẽ là người ra quyết định cuối cùng. PO cũng là người trả lời các câu hỏi của team về sản phẩm. Thông thường vị trí này sẽ là khách hàng ( người thuê làm sản phẩm trong dự án outsourcing ) và khách hàng này phải hiểu quy trình, cách thức làm Scrum. Product owner cũng là 1 thành viên của team. Trong trường hợp khách hàng không thể tham gia như một PO thực sự thì vị trí thay thế có thể là project manager hoặc BrSE, BA: người đóng vai trò phụ trách liên lạc với khách hàng trực tiếp và thường xuyên. Một điều rất quan trọng khi áp dụng mô hình scrum là: khách hàng phải biết và chấp nhận áp dụng mô hình này. Với scrum team, thời gian ban đầu áp dụng thì tiến độ có thể chậm và cả team sẽ tiến bộ dần theo thời gian. Khách hàng phải hiểu và chấp nhận điều đó, tránh can thiệp quá sâu vào tiến độ và quy trình của scrum team.
-
Scrum master: Là người hỗ trợ cho Product owner và team. Scrum master không quản lý team, mà giúp team giải quyết những vấn đề cản trở, quấy nhiễu cho việc đạt được mục tiêu của team. Đảm bảo các luật lệ quy tắc do team đưa ra phải được tuân theo. Ví dụ: khi 1 thành viên trong team bị gọi nhờ sang support dự án khác thì Scrum master sẽ đứng ra đề thương thuyết điều chỉnh và có thể là từ chối support nếu dự án của mình không cho phép. Hoặc đơn giản là pha trà buổi sáng cho anh em nếu trong team bảo uống trà buổi sáng sẽ làm việc hiệu quả hơn