12/08/2018, 17:01

Các ngân hàng có thực sự ứng dụng công nghệ blockchain

Ngay cả sau khi Bitcoin đã được thừa nhận rộng rãi – như một loại tiền của giới mọt sách, như dầu bôi trơn cho thương mại trên các dark web, hay như một bong bóng trực vỡ – nền tảng công nghệ blockchain của nó vẫn còn khá bí ẩn đối với đa số mọi người. Đối với giới truyền thông, Ross Ulbricht ...

Ngay cả sau khi Bitcoin đã được thừa nhận rộng rãi – như một loại tiền của giới mọt sách, như dầu bôi trơn cho thương mại trên các dark web, hay như một bong bóng trực vỡ – nền tảng công nghệ blockchain của nó vẫn còn khá bí ẩn đối với đa số mọi người.

Đối với giới truyền thông, Ross Ulbricht Nham hiểm và Satoshi Nakamoto Bí ẩn chỉ đơn giản là những câu chuyện. Đến khoảng giữa năm 2015, blockchain nhận được sự chú ý lớn hơn. Trang web Recode chạy tiêu đề “Quên Bitcoin đi – Blockchain là gì và tại sao bạn nên quan tâm?” trong khi Bloomberg Markets có bài viết “Tất cả là về Blockchain”. Tạp chí The Economist cũng không chấp nhận đứng ngoài. Trước khi năm 2015 kết thúc, điều hiển nhiên đối với bất kỳ ai quan tâm là: bitcoin chỉ là diễn viên phụ, một kẻ theo chủ nghĩa vô chính phủ trong mặt nạ Guy Fawkes. Sức hút chính là blockchain.

Tại một số thời điểm, không may là những thổi phồng về blockchain vượt quá các phân tích thực tế. Chính xác thì “Công nghệ đằng sau bitcoin” là gì mà các ngân hàng, chính phủ và cả một thế hệ những người muốn theo đuổi điều lớn lao tiếp theo đang đặt cược vào? Tất cả chúng ta đều nói về cùng một điều, hay đơn giản là những tay bán hàng đang cố gắng tận dụng thuật ngữ của năm để bán các công nghệ cũ?

Sự nổi lên của “Blockchain cần cấp phép”

Công nghệ blockchain của Bitcoin, một dạng của công nghệ sổ cái phân tán, cho phép hàng ngàn người không biết hoặc không tin tưởng lẫn nhau có thể giao dịch với nhau. Thông thường một mạng lưới như vậy yêu cầu một trung gian đáng tin cậy để ngăn ngừa kẻ xấu sử dụng ngân quỹ của họ hai lần hoặc yêu cầu số tiền không phải là của họ. Với bitcoin thì không phải như vậy. Thông qua việc mã hóa thông minh, hệ thống ‘bằng chứng công việc’ của bitcoin cho phép một số lượng tùy ý những người lạ trao đổi bitcoin mà không cần đặt niềm tin vào một ngân hàng, môi giới hoặc nhà thanh toán bù trừ.

So sánh với Blockchain mở, không cần cấp phép đó với Blockchain “tư nhân” hoặc “cần cấp phép” mà các công ty công nghệ và dịch vụ tài chính, cùng với vô số startup mới thành lập đang phát triển theo cách riêng của họ hoặc thông qua liên minh. Thay vì một mạng lưới của hàng ngàn người lạ hoạt động mà không cần sự tin tưởng, họ đề xuất ứng dụng công nghệ blockchain trong tài chính để xây dựng các mạng lưới nhỏ bảo gồm các thành viên đã được kiểm tra – hoặc trong một số trường hợp thì giữ Blockchain cho riêng bản thân họ. Kết quả là làm cho việc tuân thủ các điều luật về Chống Rửa tiền và Hiểu Khách hàng trở nên dễ dàng hơn, nhưng ở một số điểm, các công nghệ blockchain này có vẻ như không liên quan gì mấy đến sự đổi mới làm cơ sở cho đồng tiền ảo Bitcoin.

Arvind Narayanan, phó giáo sư về khoa học máy tính tại ĐH Princeton, tác giả của một cuốn sách giáo khoa về mật mã, nói với Investopedia qua email: “Blockchain không cần cấp phép và blockchain cần cấp phép là những thứ rất khác nhau về mặt kỹ thuật. Thật không may và khó hiểu khi sử dụng cùng một thuật ngữ để chỉ cả hai.”

Sự phát triển Blockchain – Công nghệ cũ, thuật ngữ mới

Trong một bài báo đứng đồng tác giả với Jeremy Clark, Narayanan mô tả một loạt những đổi mới trước bitcoin và được kết hợp để phát triển Blockchain đầu tiên – hay “đồng thuận Nakamoto”, vì từ “Blockchain” không xuất hiện trong sách trắng đề xuất về tiền mã hóa của Satoshi Nakamoto năm 2009. Những tiền thân của Blockchain này bao gồm Cây Merkle và Byzantine Fault Tolerance, mà Narayanan và Clark xác định là những yếu tố then chốt của cả Blockchain cần cấp phép và những Blockchain không cần cấp phép như bitcoin.

Tuy nhiên việc là hai loại Blockchain cùng chia sẻ những đổi mới trên không làm cho chúng trở thành cùng một thứ. Cây Merkle và Byzantine Fault Tolerance xuất hiện từ những năm 1980, nhiều thập niên trước bitcoin.

“Nhiều ứng dụng blockchain được đề xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng, không sử dụng đồng thuận Nakamoto”, Narayanan và Clark viết. Làm như vậy với một mạng lưới nhỏ các đối tác đã biết nhau sẽ là, như họ viết, “quá mức cần thiết”.

Bởi vì nó thời thượng?

Phó giáo sư đổi mới công nghệ, kinh doanh và quản lý chiến lược của MIT, ông Christian Catalini, nói với Investopedia qua điện thoại rằng Bitcoin được thiết kế để “hoàn toàn chống lại việc kiểm duyệt”. Khả năng chống đỡ này rất cao: Digiconomist ước tính rằng, vào ngày 25 tháng 9, mạng bitcoin tiêu thụ điện với tốc độ 18,1 terawatt giờ mỗi năm – tương đương với cả quốc gia Syria.

Narayanan và Clark có thể đã nói đúng về việc một hệ thống tương tự sẽ là “quá mức cần thiết” cho một công ty hoặc một hiệp hội các công ty. Hệ thống ‘khai thác’ này đảm bảo tính chính xác và ngăn chặn gian lận trong một mạng lưới hàng ngàn các node không biết hoặc không tin tưởng lẫn nhau. Một ngân hàng rõ ràng là biết và tin tưởng vào bản thân; sáu đến tám ngân hàng có thể nhanh chóng xây dựng mối quan hệ. Trong những tình huống như vậy, việc ‘khai thác’ giúp giải quyết các vấn đề vốn không tồn tại.

Asheesh Birla, người đứng đầu bộ phận sản phẩm tại Ripple nói với Investopedia qua điện thoại: “Những người đang thỏa thuận về một Blockchain cần cấp phép vốn đã có xu hướng tin tưởng lẫn nhau”. (Ripple đang vận hành một Blockchain không cần cấp phép nhằm mục đích tạo điều kiện cho thanh toán xuyên biên giới giữa các ngân hàng, cơ chế đồng thuận của nó không dựa trên bằng chứng công việc.)

“Một số trong các nền tảng này được phát triển để trở thành một kiểu bản sao của hệ thống cũ,” Catalini nói, “nơi mà các trung gian đáng tin cậy có quyền kiểm soát gần như tương tự hoặc tương tự với cái họ đã có trong hệ thống cũ. Nếu bạn tự hỏi, tại sao chúng ta lại chuyển sang một cơ sở hạ tầng IT kém hiệu quả hơn? Bởi vì nó thời thượng?”

Nếu chúng hoạt động như Bitcoin thì sao?****

Như Narayanan và Clark đã chỉ ra, nhiều Blockchain cần cấp phép không sử dụng việc ‘khai thác’ hoặc các khía cạnh khác của ‘đồng thuận Nakamoto’. Thay vào đó, họ sử dụng các kỹ thuật khác, thường là cũ hơn nhiều, và hay bị nhầm lẫn với “công nghệ blockchain”.

Nếu họ sử dụng một Blockchain như Bitcoin, Blockchain đó có thể sẽ lại trở nên không an toàn chính vì các bên biết và tin tưởng lẫn nhau. Các Blockchain không cần cấp phép như bitcoin có thể bị tấn công theo hình thức 51%, trong đó một bên hoặc một nhóm các bên thông đồng kiểm soát phần lớn sức mạnh tính toán của mạng và do đó có thể làm thay đổi sổ cái. Nếu một thực thể đơn lẻ chạy một Blockchain theo kiểu của đông tiền ảo Bitcoin, nó sẽ kiểm soát 100% sức mạnh của mạng và Blockchain này tự nó coi như đã bị tấn công rồi – không phải vấn đề gì nhiều với người tham gia duy nhất của mạng.

Vấn đề tương tự có thể sẽ phát sinh trong các Blockchain cần cấp phép được duy trì bởi các hiệp hội nhỏ. Catalini nói: “Nếu các node thông đồng với nhau, hoặc các node bị tổn thương, bạn có thể đơn giản là viết lại lịch sử. Vì vậy, nếu bạn là cơ quan quản lý, có lẽ bạn sẽ không muốn một nhóm ngân hàng hoặc một tập hợp các tổ chức tài chính có thể thông đồng và viết lại sổ cái. Đó thậm chí không phải là một cuộc tấn công 51% – họ căn bản đã có sẵn mã khóa để truy cập số liệu, vì vậy bạn thậm chí không cần kiểm soát đa số để đánh lừa hệ thống.” Vụ bê bối thao túng lãi suất liên ngân hàng LIBOR chỉ là một ví dụ về lý do tại sao các nhà quản lý có thể lo lắng về việc các ngân hàng thông đồng với nhau trong các Blockchain cần cấp phép.

Tiêu chuẩn hóa

Các blockchanger cần cấp phép bỏ qua những lợi thế của việc không cần sự tin tưởng của những Blockchain mở, tuy nhiên, như Birla chỉ ra, những người tham gia vốn đã tin tưởng lẫn nhau rồi. Blockchain cũng chậm hơn so với các cơ sở dữ liệu truyền thống. Trong 95% trường hợp, Birla gợi ý, tốt hơn là chỉ cần sử dụng một cơ sở dữ liệu. “Tôi đã nhìn thấy rất nhiều trường hợp sử dụng các Blockchain cần cấp phép”, ông nói, “và khi tôi nhìn vào vấn đề mà họ đang cố gắng để giải quyết, tôi cảm thấy như thể, wow, có một công ty ngoài kia có thể giải quyết vấn đề này. Công ty đó là Oracle.”

Tuy nhiên, có thể có một phương pháp giải quyết cho sự điên rồ xung quanh Blockchain cần cấp phép. Birla, Catalini, Narayanan và Clark đều đề cập đến khả năng “công nghệ Blockchain” chỉ là một kiểu bao bì khêu gợi tạo cảm hứng cho một nỗ lực chuẩn hóa ngành. Catalini nói: “Nếu việc gọi nó là một sổ cái phân tán khiến mọi người chú ý đến nó, tôi nghĩ đó là một điều tốt.”

Nhớ lại Intranet****

Cuộc tranh luận về Blockchain không cần cấp phép và cần cấp phép thường được so sánh với sự căng thẳng giữa internet mở và mạng nội bộ intranet vào những năm 1990. Marc Andreessen tweet vào tháng 12 năm 2015: “Cách các công ty lớn mong muốn trong tuyệt vọng về Blockchain mà không có bitcoin hoàn toàn giống như năm 1994: Liệu chúng ta có thể online mà không cần internet?”

Catalini trông đợi rằng nền tảng mở sẽ lại giành chiến thắng trước các lựa chọn thay thế khép kín, mặc dù ông không đề cập đến cụ thể đến bitcoin. “Bây giờ tôi khá chắc rằng nếu bạn nhìn vào khoảng 10, 15 năm sau, đổi mới thực sự duy nhất mà chúng ta nhìn thấy được sẽ xuất phát từ các mạng Blockchain không cần cấp phép”, ông nói.

Birla cũng mong muốn lịch sử lặp lại khi chỉ ra rằng Cisco, “thời kỳ tiền internet, là một công ty quản lý mạng nội bộ intranet.” Nói cách khác, các công ty hiện đang phát triển các Blockchain cần cấp phép cuối cùng có thể sẽ chuyển sang các mạng không cần cấp phép. Việc chuyển đổi đó có thể là một thách thức, bởi vì các quy định hiện tại có thể khiến các ngân hàng gặp khó khăn với Blockchain không cần cấp phép.

Thuần hóa Blockchain

hông phải là mối lo thúc đẩy các ngân hàng và các các công ty khác đối mặt với sáng chế của Nakamoto. Catalina cho biết, bitcoin là “nền tảng kỹ thuật số nối mạng đầu tiên chúng ta mà có trên hành tinh này không được tạo ra bởi một công ty lớn đầu tư vào cơ sở hạ tầng.”

Việc giới thiệu một hệ thống cho phép các cá nhân chuyển tiền trên khắp thế giới mà không cần một cơ quan trung ương đáng tin cậy là một mối đe dọa đối với hệ thống ngân hàng. Nó vẫn còn xa mới trở thành một mối đe dọa thực sự, ít nhất là tại thời điểm này: các giao dịch bitcoin rất chậm; giá trị của đồng tiền biến động khó lường đến nỗi bạn có nguy cơ mất một phần khoản tiền bạn muốn chuyển; thị trường nhỏ và không có tính thanh khoản cao; cộng đồng có xu hướng chia rẽ; và bạn phải dựa vào một thị trường trao đổi để có được các loại tiền tệ mà các thương gia hoặc cơ quan thuế có thể chấp nhận.

Mặc dù vậy, lần đầu tiên trong lịch sử tồn tại một giải pháp thay thế công nghệ cao cho hệ thống ngân hàng. Ngành này có thể sử dụng các thuật ngữ của công nghệ blockchain – mà không thực sự áp dụng Blockchain – như một cách để thuần hoá công nghệ hoang dã này mà không giết chết nó. Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon đã công khai gọi bitcoin là “gian lận” và dự đoán rằng các chính phủ sẽ trấn áp nó; ngân hàng của Dimon, trong khi đó, đang phát triển một phiên bản cần cấp phép của Blockchain Ethereum gọi là Quorum.

Như Catalini đã nói, các tay chơi kỳ cựu đang “lấy mô hình mới và loại bỏ những phần có thể gây rối.”

Từ khóa Blockchain

Không phải tất cả những thứ tự gọi bản thân là Blockchain thực sự là một Blockchain, giống như cách một trong những Blockchain cần cấp phép sớm nhất đã cho thấy. Vào tháng 11 năm 2016, công ty công nghệ tài chính R3 dẫn đầu một tập hợp gồm 75 tổ chức tài chính dưới sự bảo trợ của Corda, một sản phẩm của công ty này. Vào thời điểm đó, CTO của công ty cho biết nhiệm vụ của nó là “hiểu, áp dụng và phát triển công nghệ blockchain”. Đến tháng Hai lại khác: công ty này gây tranh cãi với việc nói “không với Blockchain vì chúng tôi không cần nó.” Hiện tại R3 mô tả Corda như là một “nền tảng sổ cái phân tán”, bỏ qua hầu hết tất cả các đề cập đến từ khóa Blockchain và nhấn mạnh rằng Corda “chưa bao giờ được thiết kế để trở thành một blockchain. Các công ty khác nên làm theo R3.

0