Các phương pháp lựa chọn giá thành hệ thống thông tin
I. Giới thiệu Trong việc xây dựng một hệ thống thông tin, có rất nhiều phương án được đưa ra nhằm mục đích xây dựng một hệ thống với chất lượng và giá thành tốt nhất. Để lựa chọn được một phương án tối ưu, ta có thể dựa vào một số phương pháp lựa chọn giá thành hệ thống. II. Các phương pháp lựa ...
I. Giới thiệu
Trong việc xây dựng một hệ thống thông tin, có rất nhiều phương án được đưa ra nhằm mục đích xây dựng một hệ thống với chất lượng và giá thành tốt nhất. Để lựa chọn được một phương án tối ưu, ta có thể dựa vào một số phương pháp lựa chọn giá thành hệ thống.
II. Các phương pháp lựa chọn giá thành hệ thống
1. Maximum Available Budget
- Dựa trên lượng ngân sách tối đa sẵn có, phương án nào yêu cầu ngân sách ít hơn lượng ngân sách trên sẽ được lựa chọn.
- Ưu điểm: Đảm bảo không vượt quá ngân sách sẵn có.
- Nhược điểm: Có thể sẽ không đảm bảo được ngay cả các yêu cầu tối thiếu về hiệu năng.
- Trong Hình 1 dưới đây, ta lựa chọn phương án A.
2. Minimum Performance Requirements
- Phương pháp này dựa trên việc xem xét các yêu cầu về hiệu năng tối thiểu, phương án nào thỏa mãn hiệu năng tối thiếu thì lựa chọn phương án đó.
- Ưu điểm: Đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu về hiệu năng thỏa mãn.
- Nhược điểm: Có thể sẽ vượt mức ngân sách đề ra.
- Trong ví dụ dưới đây (Hình 2), nếu yêu cầu tối thiểu về hiệu năng là 160 tr/sec thì ta sẽ lựa chọn phương án B.
3. Maximum Effectiveness/Cost Ratio
- Phương pháp này dựa trên tỉ số Effectiveness/Cost (Hiệu quả /Chi phí) cực đại. Phương án nào có tỉ số cực đại lớn hơn sẽ được lựa chọn.
- Ưu điểm: Xem xét được tính hiệu quả của việc đầu tư.
- Nhược điểm: Có thể sẽ không đảm bảo được các yêu cầu về hiệu năng và ngân sách.
- Trong ví dụ dưới đây (Hình 3), phương án có tỉ số Eff/Cost = 2 sẽ được lựa chọn:
4. Maximum Effectiveness – Cost Difference
- Phương pháp này dựa vào hiệu số Effectiveness – Cost cực đại, phương án nào có hiệu số cực đại lớn hơn sẽ được lựa chọn.
- Ưu điểm: Xem xét được tính hiệu quả của việc đầu tư, tuy nhiên lỏng hơn phương pháp Maximum Effectiveness/Cost Ratio.
- Nhược điểm: Chưa chắc đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu về hiệu năng, và đảm bảo được ngân sách sẵn có.
- Trong ví dụ dưới đây, ta sẽ lựa chọn phương án B.
5. Composite Alternatives
- Phương pháp này dựa vào sự kết hợp các phương pháp trên với nhau.
- Ưu điểm: Trong một số trường hợp khá dễ dàng.
- Nhược điểm: Không phải bao giờ cũng đem lại hiệu quả.
III. Kết luận
Dựa trên các phương pháp đã nêu trên ta có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn được phương án phù hợp nhất với các tiêu chí xây dựng hệ thống của mình. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn để xây dựng một hệ thống hiệu quả nhất.