Cách sử dụng chuỗi trong PHP

1) Chuỗi là gì !? - Chuỗi (hay còn gọi được là chuỗi ký tự) là một dãy các ký tự. - Ví dụ : Tai Chuỗi gồm 3 ký tự Tai lieu Chuỗi gồm 8 ký tự Tai lieu hoc Chuỗi gồm 12 ký tự Tai lieu hoc PHP Chuỗi gồm 16 ký tự Chuỗi rỗng Chuỗi mà không chứa ký tự ...

1) Chuỗi là gì !?

- Chuỗi (hay còn gọi được là chuỗi ký tự) là một dãy các ký tự.

- Ví dụ:

Tai Chuỗi gồm 3 ký tự
Tai lieu Chuỗi gồm 8 ký tự
Tai lieu hoc Chuỗi gồm 12 ký tự
Tai lieu hoc PHP Chuỗi gồm 16 ký tự
Chuỗi rỗng

Chuỗi mà không chứa ký tự thì được gọi là chuỗi rỗng

2) Cách viết một chuỗi

- Trong PHP, một chuỗi phải được đặt bên trong cặp dấu nháy kép " " hoặc cặp dấu nháy đơn ' '

Ví dụ
<?php
    $a = "HTML và CSS"; //Biến a có giá trị là chuỗi HTML và CSS
    $b = 'Tài liệu PHP'; //Biến b có giá trị là chuỗi Tài liệu PHP
    $c = ""; //Biến c có giá trị là một chuỗi rỗng
?>
Xem ví dụ

- Hai dấu dùng để đặt xung quanh chuỗi phải cùng một loại, nếu khác loại sẽ dẫn đến sai cú pháp làm chương trình bị lỗi.

Ví dụ
<?php $a = "HTML và CSS'; //SAI $b = 'Tài liệu PHP"; //SAI ?>

- Nếu chuỗi được đặt bên trong cặp dấu nháy kép thì chuỗi đó không được chứa ký tự là dấu nháy kép (tuy nhiên nó có thể chứa ký tự là dấu nháy đơn)

- Nếu chuỗi được đặt bên trong cặp dấu nháy đơn thì chuỗi đó không được chứa ký tự là dấu nháy đơn (tuy nhiên nó có thể chứa ký tự là dấu nháy kép)

Ví dụ
<?php $a = "Tài liệu học " PHP"; //SAI $b = 'Tài liệu học ' PHP'; //SAI $c = "Tài liệu học ' PHP"; //ĐÚNG $d = 'Tài liệu học " PHP'; //ĐÚNG ?>

- Để giải quyết trường hợp bạn muốn chuỗi được đặt bên trong cặp dấu nháy kép có thể chứa ký tự là dấu nháy kép thì bạn phải đặt một dấu gạch chéo ngược phía trước ký tự là dấu nháy kép đó (trường hợp dấu nháy đơn cũng tương tự).

Ví dụ
<?php
    $a = "Tài liệu học " PHP";
    $b = 'Tài liệu học ' PHP';
?>
Xem ví dụ

3) Điểm khác nhau giữa " "' '

- Đối với chuỗi được đặt bên trong cặp dấu nháy kép, nếu chuỗi đó có chứa cụm từ "gọi tên biến" thì khi ta hiển thị chuỗi này lên màn hình, nó sẽ hiển thị luôn cả giá trị của biến.

- Đối với chuỗi được đặt bên trong cặp dấu nháy đơn, nếu chuỗi đó có chứa cụm từ "gọi tên biến" thì khi ta hiển thị chuỗi này lên màn hình, nó sẽ KHÔNG hiển thị giá trị của biến.

Ví dụ
<?php
    $name = "Nguyễn Thành Nhân";
    $text_1 = "Tên của tôi là $name";
    $text_2 = 'Tên của tôi là $name';
    echo $text_1;
    echo $text_2;
?>
Xem ví dụ

4) Cách nối các chuỗi lại với nhau

- Ta có thể nối hai hoặc nhiều chuỗi lại với nhau thành một chuỗi bằng cách đặt dấu chấm ở giữa hai chuỗi cần nối.

Ví dụ

Giá trị của biến $text là một chuỗi được nối từ ba chuỗi.

<?php
    $text = "Tài liệu học "."ngôn ngữ lập trình"." PHP";
    echo $text;
?>
Xem ví dụ

- Ví dụ trên, giá trị của biến $text là một chuỗi được nối từ ba chuỗi Tài liệu học ngôn ngữ lập trình PHP và cả ba chuỗi đều được đặt bên trong cặp dấu nháy kép. Điều đó không có nghĩa là để nối các chuỗi lại với nhau thì các chuỗi phải có cùng một loại dấu bao xung quanh, mà chỉ cần mỗi chuỗi viết đúng theo quy tắc là được.

Ví dụ
<?php
    $text = 'Tài liệu học '.'ngôn ngữ lập trình'." PHP";
    echo $text;
?>
Xem ví dụ

- Nếu giá trị của biến là một chuỗi thì biến đó cũng có thể sử dụng trong việc nối chuỗi.

Ví dụ
<?php
    $a = "Tài liệu học ";
    $b = " PHP";
    $text = $a.'ngôn ngữ lập trình'.$b;
    echo $text;
?>
Xem ví dụ

5) Một số hàm xử lý chuỗi thông dụng

- PHP đã xây dựng sẵn các hàm dùng để làm những công việc xử lý chuỗi như:

  • Đếm số lượng ký tự của chuỗi.
  • Đếm số từ trong chuỗi.
  • Chuyển chuỗi về dạng chữ hoa hoặc chữ thường.
  • ....

- Dưới đây là một số hàm thường được sử dụng để xử lý chuỗi trong PHP:

5.1) Hàm strlen() trong PHP

- Hàm strlen() trả về số lượng ký tự trong một chuỗi (hay còn được gọi là chiều dài của chuỗi)

Ví dụ
<?php
    $text = "HTML and CSS";
    $a = strlen($text); //biến $a sẽ có giá trị là 12
    $b = strlen("JavaScript"); //biến $b sẽ có giá trị là 10
    $c = strlen('MySQL & PHP'); //biến $c sẽ có giá trị là 11
?>
Xem ví dụ

5.2) Hàm str_word_count() trong PHP

- Hàm str_word_count() trả về số từ trong một chuỗi.

Ví dụ
<?php
    $a = str_word_count("HTML"); //biến $a sẽ có giá trị là 1
    $b = str_word_count("HTML CSS"); //biến $b sẽ có giá trị là 2
    $c = str_word_count("HTML CSS JavaScript"); //biến $c sẽ có giá trị là 3
    $d = str_word_count("HTML CSS JavaScript MySQL"); //biến $d sẽ có giá trị là 4
    $e = str_word_count("HTML CSS JavaScript MySQL PHP"); //biến $e sẽ có giá trị là 5
?>
Xem ví dụ

5.3) Hàm strtoupper() trong PHP

- Hàm strtoupper() dùng để chuyển toàn bộ ký tự trong chuỗi về dạng chữ in hoa.

- Lưu ý: Hàm này sẽ trả về một chuỗi mới chứ không làm thay đổi giá trị của chuỗi ban đầu.

Ví dụ
<?php
    $text_1 = "Tai lieu hoc PHP";
    $text_2 = strtoupper($text_1); //biến $text_2 sẽ có giá trị là chuỗi TAI LIEU HOC PHP
?>
Xem ví dụ

5.4) Hàm strtolower() trong PHP

- Hàm strtolower() dùng để chuyển toàn bộ ký tự trong chuỗi về dạng chữ thường.

- Lưu ý: Hàm này sẽ trả về một chuỗi mới chứ không làm thay đổi giá trị của chuỗi ban đầu.

Ví dụ
<?php
    $text_1 = "Tai lieu hoc PHP";
    $text_2 = strtolower($text_1); //biến $text_2 sẽ có giá trị là chuỗi tai lieu hoc php
?>
Xem ví dụ

5.5) Hàm strrev() trong PHP

- Hàm strrev() dùng để đảo ngược thứ tự của các ký tự trong chuỗi.

- Lưu ý: Hàm này sẽ trả về một chuỗi mới chứ không làm thay đổi giá trị của chuỗi ban đầu.

Ví dụ
<?php
    $text_1 = "123456789";
    $text_2 = strrev($text_1); //biến $text_2 sẽ có giá trị là chuỗi 987654321
?>
Xem ví dụ
0