03/08/2018, 10:16

Cài đặt môi trường máy ảo Linux

Bài này sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt một máy ảo linux trên Virtualbox làm môi trường thực hành. Mình sẽ giới thiệu qua các phần mềm tạo máy ảo ...

Bài này sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt một máy ảo linux trên Virtualbox làm môi trường thực hành. Mình sẽ giới thiệu qua các phần mềm tạo máy ảo phổ biến hiện nay và lý do chọn Virtualbox. Tiếp theo là các phiên bản Linux (linux distros) và lý do chọn Ubuntu. Thao tác cài đặt các bạn theo dõi video đính kèm. 

1. Chọn phiên bản linux và phần mềm tạo máy ảo

Chọn phần mềm tạo máy ảo

Hiện nay có nhiều phần mềm tạo máy ảo phổ biến như: virtualbox, vmware, vagrant, parallel, docker ... cả có phí lẫn free. Mình thấy VMWare là nền tảng ảo hóa tốt nhất và chuyên nghiệp nhất nhưng nó có tính phí trên hầu hết phiên bản, ví dụ bản VMWare WorkStation vài năm trước mình dùng là mất phí.

Hiện tại vào trang download của VmWare thì có quá nhiều sản phẩm cho các đối tượng từ cá nhân tới doanh nghiệp lớn. Virtualbox về tính năng thì đơn giản hơn VMWare WorkStation nhưng nó miễn phí từ thời còn thuộc sở hữu của Sun cho đến nay sau khi chuyển qua Oracle. VirtualBox rất phổ biến, ngoài free ra nó còn có các bản chạy trên linux, Mac OS ... Vagrant thì thực ra là kết hợp của phần mềm máy ảo như VMWare hay Vbox (Virtualbox) với các công cụ tự động hóa việc tạo, quản lý và phân phối máy ảo.  

Trong bài này mình sẽ dùng VirtualBox vì ngoài các lý do trên thì nó cũng khá nhẹ khi cài đặt.

Các phần mềm máy ảo khác có Parallel (chỉ chạy trên Mac OS thì phải), Docker thì chỉ chạy trên linux. Docker có kiến trúc khác biệt ở chỗ các máy ảo có thể cùng dùng chung các thành phần kiểu như thư viện, thay vì hai máy ảo ví dụ như 2 máy chạy Windows 7 tách biệt hoàn toàn. 

Chọn phiên bản linux

Có nhiều distro (phiên bản hay bản phân phối) linux, hay dùng nhất làm Server và Desktop là centOS và ubuntu. Ngoài ra mình cũng thấy Linux mint khá phổ biến. Kubuntu, gentoo, Backtrack …
Ubuntu cũng có nhiều phiên bản về chức năng như cho server, desktop, Ubuntu Studio thì tích hợp sẵn các công cụ làm media... 

CentOS là phiên bản linux phất triển từ RedHat linux nhưng cung cấp miễn phí, hỗ trợ bởi cộng đồng tự do. CentOS và RedHat Enterprise Linux được phát triển chạy trên server, nhắm vào các ứng dụng enterprise. Mô hình thu phí của RedHat theo kiểu bán support chứ không phải bán lience. Nghĩa là khi mua redhat là bạn mua việc hỗ trợ tài liệu, kỹ thuật … RedHat/CentOS hay dùng khi nghiên cứu, training về server, các chứng chỉ RHCE (RedHat cho Engineer), RHCA (RH cho Architecture) hay RHCSA (System Administrator) do Red Hat Inc cấp. Hiện việc phát triển CentOS chủ yếu do cộng đồng tự do khi các nhân vật chủ chốt được RedHat thuê lại.

Trong bài này mình chọn ubuntu vì với các bạn chủ yếu là developer, ubuntu được dùng rất nhiều, mô hình support của nó cũng như CentOS là dựa vào cộng đồng giúp đỡ, trả lời thắc mắc cho nhau. Ubuntu được hỗ trợ phần cứng rất tốt, nhiều hãng phần cứng, phần mềm như Google, Dell, HP ... hỗ trợ rất nhiều. Nhiều video, hướng dẫn lập trình trên mạng của google hay cộng đồng là dùng Ubuntu.

Ubuntu, CentOS hay các linux distro khác có nhiều tùy chọn cài đặt phù hợp với từng người, từng đặc điểm môi trường cài đặt. Có các kiểu cài sau:

  • Minimal install: (bản rút gọn) chỉ cài thành phần cơ bản nhất cho một hệ điều hành linux, nếu cần người dùng sẽ tùy chọn cài các gói theo ý mình sau. 
  • Net install: cài qua mạng chủ yếu sử dụng đường truyền internet để download các gói cần thiết.

Trên thực tế khi đóng gói các file cài Ubuntu, người phát triển hay thu lại thành kích thước của 1 đĩa CD (tầm 700MB) để ghi đĩa tiện cài đặt, hay gói lại trong phạm vi đĩa DVD (4.7GB nhưng thường nhỏ hơn chút để ghi đĩa có thể bị đầy). Các bản cài càng lớn thì càng nhiều gói sẵn có đỡ phải download qua mạng nên cài sẽ nhanh hơn. Thông thường các đĩa cài (file ISO) có kích thước tương đương đĩa CD 700MB nên lúc install bạn sẽ thấy nó download rất nhiều qua mạng nên phải đợi khá lâu. Hiện nay đĩa CD/DVD ít người dùng trên máy cá nhân, khi cài trên máy thật mọi người hay dùng thẻ USB.

Hình sau so sánh tính năng một số bản phân phối linux.
 

Hình: So sánh một số linux distro

2. Chuẩn bị môi trường cài đặt linux

Phần này các bạn sẽ tìm và download các bản virtualbox và linux phù hợp với máy tính. Sau đó tiến hành cài đặt.

Tải bản cài linux

Các bạn có thể theo link sau để tải hoặc tự tìm link trên mạng.

  • http://www.ubuntu.com/download/alternative-downloads : link này để tìm các bản khác của ubuntu như net-install, minimal, tải qua torrent ...
  • http://www.ubuntu.com/download/desktop
  • http://wiki.centos.org/Download
  • http://releases.ubuntu.com/12.04/ link bản ubuntu cũ hơn

Cần lưu ý phiên  bản hệ điều hành đanh dùng Windows 32bit (x86) hay 64bit (x64). Linux cũng có nhiều phiên bản cài đặt tùy thuộc nhu cầu và tiện lợi cho việc cài đặt.

Một số lưu ý tải ubuntu

Lưu ý khi cài đặt vbox báo lỗi không hỗ trợ cài ubuntu bản 64bit trên máy tính chỉ hỗ trợ 32bits. Các bạn có thể download bản ubuntu 32bit cài thì sẽ không lỗi.

  • Mặc định HĐH 32bit chỉ nhận không quá tầm hơn 3GB RAM, tuy nhiên có thể điều chỉnh cho nó nhận nhiều hơn khi cài thêm gói PAE.
  • Các bạn xem phiên bản Windows bằng cách chuột phải vào My Computer  Properties  tìm thông tin HĐH 64bit hay 32bit. Hoặc nhấn Window + Pause/Break.
  • Ubuntu release (phát hành) 6 tháng một lần vào tháng 4 và tháng 10 hàng năm, vì thế các bạn thấy các bản 12.04, 12.10, 15.04 ... Nó có bản LTS (long term suppot) nhận được hỗ trợ lâu hơn. Vì vậy nó hay được cài cho server.

Cài đặt Virtualbox

Link tải: http://www.virtualbox.org/wiki/Downloads

Sau khi tải về các bạn chạy file cài đặt rồi tiến hành cài.

  • Chú ý phiên bản 32bit (x86) và 64bit (x64)
  • Máy tính hỗ trợ chạy máy ảo 32 hay 64bit ?

Video dưới đây mình hướng dẫn cài ubuntu virtualbox trên windows 8 x64, 8GB Ram. Ubuntu Server 15.04, Virtualbox 6.x.

Ở đây dùng bản server nên ko có đồ họa Desktop, phải cài thêm gnome hay ubuntu-desktop thì mới có giao diện cửa sổ. Chạy lệnh sau xong rồi khởi động lại máy ảo là ok. Còn các bạn download bản Ubuntu Desktop thì không cần cài thêm desktop manager.

sudo apt-get install ubuntu-desktop

3. Tổng kết

Bài này hướng dẫn các bạn tạo một máy ảo linux trên virtualbox, bản linux ở đây là ubuntu. Máy ảo này sẽ được các bạn sử dụng để thực hành các bài về linux. Việc tạo máy ảo giúp làm quen linux dễ hơn, tránh phải đụng chạm tới phần cứng khi cài máy thật (thường thì mọi người hay cài 2 OS window + linux trên một máy). Nếu các bạn có thể cài luôn linux trên máy thật được thì càng tốt, việc này không hề khó với các bạn là developer, tài liệu hướng dẫn cũng rất nhiều. 

Tài liệu:

http://kb.parallels.com/en/122682

http://www.ubuntu.com/download/alternative-downloads

http://www.ubuntu.com/download/desktophttp://wiki.centos.org/Download

http://www.virtualbox.org/wiki/Downloads

http://my.vmware.com/web/vmware/downloads

http://www.vagrantup.com/

http://releases.ubuntu.com/12.04/

http://docs.docker.com/index.html

BÀI KẾ SAU
BÀI KẾ TIẾP

Nguồn: code24h.com

0