Cải thiện mối quan hệ giữa Lập trình viên VS Sếp: dễ hay khó? (Phần 1)
Trong hai bài viết gần đây tôi đấ chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về những điều mà lập trình viên và nhà quản lý không nên làm để tránh những căng thẳng không đáng có. Trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh những kết quả tích cực từ hai bài báo trước và những gì tôi đã học được từ ...
Trong hai bài viết gần đây tôi đấ chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về những điều mà lập trình viên và nhà quản lý không nên làm để tránh những căng thẳng không đáng có.
Trong bài này, tôi muốn nhấn mạnh những kết quả tích cực từ hai bài báo trước và những gì tôi đã học được từ chúng, và tôi cũng hy vọng rằng nó giúp ích được cho bạn.
Tôn trọng thời gian của nhau
Tôi nghĩ đây là bài học quý báu nhất mà tôi từng học. Tôn trọng thời gian nên được thực hiện từ cả hai phía để có một mối quan hệ tốt.
Đối với nhà quản lý, điều này có nghĩa là tránh giao các công việc mang tính thách đố đối nhằm giữ cho lập trình viên luôn bận rộn. Điều đó có nghĩa là không đặt ra các deadlines phi thực tế, không yêu cầu quá nhiều thời gian của developers trong một ngày, một tuần hay một tháng nào đó.
Đối với các developers, điều này không liên quan đến công việc chuyên môn nhưng nó vô cùng quan trọng. Bởi vì, bên cạnh công việc họ còn có cuộc sống riêng và các mối quan hệ xã hội khác, và nó thực sự cần được tôn trọng.
Cùng nhau phát triển
Theo tôi, đây cũng là một yếu tố khá quan trọng đối với cả hai!
Đối với các nhà quản lý, điều này có nghĩa là họ phải luôn hiểu rõ về yêu cầu công việc và khả năng cũng như trách nhiệm mà mỗi lập trình viên đang phụ trách. Điều đó có nghĩa là, cần có sự sắp xếp công việc một cách hợp lý đúng với những nguyện vọng và chuyên môn của họ, nhưng đồng thời cũng trao cho những lập trình viên cơ hội được thử thách bản thân ở những vị trí khác ( mà học chưa bao giờ đảm nhiệm )
Đối với lập trình viên, điều này có nghĩa là trước hết cần tuân thủ các yêu cầu công việc thể. Nó không chỉ giúp nhà quản lý hiểu được công việc của lập trình viên và nắm được những vấn đề mà các lập trình viên đang gặp phải và có những sự hỗ trợ phù hợp.
Tích cực hỗ trợ lẫn nhau
Đối với các nhà quản lý, nó có thể đơn giản là thể hiện uy tín của họ đối với một công việc, đảm bảo tiến độ, sử dụng hợp lý ngân sách. Nói một cách đơn giản là giao tiếp với developer (và điều này giúp mở rộng mối quan hệ với bất kì nhân viên nào) rằng họ đang cùng đồng hành cùng với developers. Các developers có thể cảm thấy không an toàn, ngay cả khi họ có cái tôi lớn, vì vậy vài lời khen ngợi thật lòng về những nỗ lực của họ sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ. Bạn đang giúp các developers cảm thấy thành công hơn và giúp họ có thêm động lực hoàn thành tốt công việc.
Đối với các developers, bạn có lẽ nên cân nhắc đến việc gửi feedback bạn đến sếp của bạn. Lần cuối bạn cảm ơn sếp vì đã giao cho bạn một công việc tuyệt vời là khi nào? Tôi có một vài mối quan hệ công việc, và hiện giờ chúng đã trở thành bạn bè, cần có rất nhiều sự trao đổi để đạt được điều đó. Tôi không mong nghe câu ” Làm tốt lắm! ” nếu tôi không nói ” Tôi thích làm việc ở đây” hoặc “Đó là một dự án thú vị! Cho tôi thêm một dự án khác nhé!”.
Góp ý dựa mang tính chất xây dựng
Chủ đề này là phần tiếp theo của chủ đề trên.
Theo ý kiến cá nhân của tôi, đó là một nghệ thuật. Về bản chất, tôi là người hướng nội và tôi thấy các bối cảnh trong đời thực rất khó giải quyết. Tôi phải chiến đấu rất nhiều để vượt qua những cảm xúc đó.
Cho dù bạn là nhà lãnh đạo hay lập trình viên, hãy thể hiện sự quan tâm lẫn nhau. Đứa con mới sinh của tôi có thể là một đề tài để chia sẽ với nhau. Ghi chép những điều bạn nói chuyện với người khác nếu bạn cảm thấy khó nhớ.
Thật khó để nhìn thấy mối quan hệ 1:1 giữa cuộc sống và công việc lập trình nhưng tôi đảm bảo bạn có ít nhất một mối quan hệ. Khi bạn cảm nhận được sự kết nối với những người bạn đang làm việc chung, sự khác biệt sẽ rất lớn.
TopDev via dev.to