12/08/2018, 15:51

Cải tiến quy trình kiểm thử sử dụng mô hình PDCA

Dự án của bạn đã kết thúc thành công. Ban quản lý đánh giá cao công việc của bạn khi bạn đã làm tốt. Tuy nhiên, sếp của bạn vẫn còn một số câu hỏi cho bạn: Bạn đã học được gì từ dự án này? Chúng ta có thể làm tốt hơn trong dự án tiếp theo không? Để trả lời những câu hỏi này, bạn cần biết về việc ...

Dự án của bạn đã kết thúc thành công. Ban quản lý đánh giá cao công việc của bạn khi bạn đã làm tốt. Tuy nhiên, sếp của bạn vẫn còn một số câu hỏi cho bạn: Bạn đã học được gì từ dự án này? Chúng ta có thể làm tốt hơn trong dự án tiếp theo không? Để trả lời những câu hỏi này, bạn cần biết về việc cải tiến quy trình kiểm thử.

Cải tiến quy trình kiểm thử là như thế nào?

Các nhà quản lý thường cho rằng thử nghiệm là một quá trình phiền hà và không kiểm soát được. Nhìn lại dự án của mình, bạn có phải đối mặt với bất kỳ vấn đề nào sau đây không? Đây là những vấn đề phổ biến trong bất kỳ dự án nào. Nhiều tổ chức đã nhận ra rằng việc cải thiện quy trình kiểm thử có thể giải quyết được những vấn đề này. Bài học từ những sai lầm trong quá khứ có thể giúp cải thiện quá trình kiểm thử.

Tại sao lại cần cải thiện quy trình kiểm thử?

Kịch bản sau đây sẽ cho bạn thấy lý do tại sao lại cần Cải tiến quy trình kiểm thử: "Dự án của bạn đã hoàn thành. Chất lượng của thử nghiệm rất tốt! Bạn nhận được phản hồi tốt từ khách hàng."

Bài học rút ra từ kịch bản này là gì? Đó là “Always try to do better” (Luôn luôn cố gắng làm tốt hơn). Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đã làm tốt, nhưng luôn có những người làm tốt hơn bạn. Bởi vì họ có những giải pháp tốt hơn, ý tưởng tốt hơn. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn dự án hoàn thành với chất lượng cao nhất, chi phí thấp nhất, thời gian delivery ngắn nhất. Cải tiến quy trình kiểm thử sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu này.

Làm thế nào để thực hiện cải tiến quy trình kiểm thử?

Để thực hiện cải tiến quy trình kiểm thử cho dự án, Test Manager có thể follow theo mô hình PDCA. PDCA (Plan-Do-Check-Act) là một phương pháp quản lý bốn bước được sử dụng để kiểm soát và liên tục cải tiến quy trình.

Step 1: Plan

Được chia làm 3 bước: 1.1) Xác định vấn đề Hoạt động đầu tiên của quá trình cải tiến kiểm thử là xác định những vấn đề xảy ra trong dự án hiện tại. Vì các vấn đề trong dự án này có thể xảy ra trong dự án khác nên việc giải quyết các vấn đề và tìm ra các giải pháp để tránh các vấn đề đó trong tương lai là mục tiêu chính của cải tiến kiểm thử. 1.2) Xác định mục tiêu Hiểu được các vấn đề xảy ra trong dự án, bạn sẽ xác định được cần cải tiến những gì và nên tập trung vào giai đoạn kiểm thử nào. Giả sử bạn đã xác định được giai đoạn execute test mất quá nhiều thời gian và chi phí để hoàn thành. Vậy có thể kiểm thử một cách nhanh hơn và rẻ hơn không? Đó là một trong những mục tiêu. 1.3) Xác định các hành động để cải tiến Dựa trên mục tiêu đã đặt ra, các hành động cải tiến sẽ được xác định. Những hành động này nên được thực hiện dần dần, từng chút một vì không dễ dàng để thay đổi mọi thứ ngay lập tức. Ví dụ: để việc testing nhanh hơn và rẻ hơn, chúng tôi đề xuất một số hành động như sau: Trong ví dụ trên, để việc kiểm thử nhanh hơn và rẻ hơn, bạn nên chọn option A (sử dụng automation tool) và B (cải thiện kỹ năng của tester bằng cách tự training). Option C (lựa chọn tester nhiều kinh nghiệm) có thể làm cho việc kiểm thử nhanh hơn, nhưng sẽ tốn nhiều tiền hơn bởi vì bạn phải trả thêm lương cho tester có kinh nghiệm.

Step 2: Do

Bạn đã xác định được các điểm cần cải tiến. Hãy lập kế hoạch để thực hiện chúng. Trong kế hoạch này, bạn phải trả lời những câu hỏi sau:

  • Điểm cải tiến nào cần được thực hiện?
  • Khi nào hoàn thành kế hoạch?
  • Cần làm những bước gì để hoàn thành kế hoạch? Thực hiện các hoạt động cải tiến Một khi kế hoạch được thiết lập, nó cần phải được thực hiện. Các hoạt động cải tiến có thể ảnh hưởng đến tiến độ kiểm thử hiện tại. Test Manager phải lưu ý đến các hoạt động này để tránh những hậu quả không mong muốn. Xem xét các kịch bản sau đây: Trong dự án của bạn, để kiểm thử nhanh hơn và rẻ hơn, bạn đã quyết định sử dụng automation test thay vì manual test. Điều này giúp cho năng suất tăng lên đáng kể.

Step 3: Check

Trong bước này, bạn cần phải:

  • Đánh giá hiệu quả của các hoạt động cải thiện kiểm thử
  • Đánh giá hiệu quả của các giải pháp
  • Phân tích liệu các giải pháp đó có thể được cải thiện bằng bất cứ cách nào khác không. Giai đoạn này, mục đích là để kiểm tra xem các hoạt động cải tiến có được thực hiện thành công hay không, từ đó đánh giá các mục tiêu có đạt kết quả như mong muốn hay không. Cách tốt nhất để thực hiện việc đánh giá là sử dụng metric (số liệu).Test Manager thu thập dữ liệu và sử dụng chúng để đo các tham số như năng suất, chất lượng ... vv Ví dụ, trước khi áp dụng automation test, năng suất của thử nghiệm là 10TCs/man-hour. Sau khi áp dụng thì năng suất đạt 20TCs/man-hour. Nhưng một vấn đề không mong đợi đã xảy ra: Automation đã làm gia tăng tỷ lệ lack lỗi. Trong trường hợp này, việc áp dụng automation test giúp bạn tăng năng suất, nhưng chất lượng kiểm thử giảm. Vì vậy, hành động cải tiến này có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Như vậy, bạn cần phải chọn công cụ kiểm thử cẩn thận hơn.

Step 4: Act

Khi các hành động cải tiến được thực hiện thành công cũng như mục tiêu đã đạt được, Test Manager phải thực hiện các thao tác sau:

  • Review: Xem lại các hoạt động cải tiến và rút ra kinh nghiệm
  • Standardize: Chuẩn hóa điểm cải tiến trong quá trình quản lý
  • Update: Cập nhật các document theo đúng chuẩn
  • Determine: Xác định những thay đổi để áp dụng vào dự án tiếp theo

Bài viết được dịch lại từ nguồn: https://www.guru99.com/a-complete-guide-to-test-process-improvement.html

0