Cẩm nang tạo nên GoodUI!
Bạn là một designer gánh trên vai tầm ảnh hưởng của một sản phẩm công nghệ đến người dùng. Bạn thường xuyên phải trăn trở bởi những khó khăn khi phải viết bản đặc tả tính năng cũng như giao diện cho những dự án mà không có designer. Bạn là người ưa sáng tạo cho những thiết kế UI ...
-
Bạn là một designer gánh trên vai tầm ảnh hưởng của một sản phẩm công nghệ đến người dùng.
-
Bạn thường xuyên phải trăn trở bởi những khó khăn khi phải viết bản đặc tả tính năng cũng như giao diện cho những dự án mà không có designer.
-
Bạn là người ưa sáng tạo cho những thiết kế UI độc đáo cho riêng sản phẩm của mình, thì thông qua bài viết này tôi chia sẻ một vài bí quyết bật mí về nghệ thuật UI. Các bạn cùng tham khảo nhé!
Bổ nội dung thành 1 cột thay vì nhiều cột
Người dùng thường có xu hướng bị loạn các thông tin bên trái, bên phải nếu có xuất hiện trên một trang web, do đó việc trình bày nhiều cột gây nhiễu tầm nhìn, ta nên focus vào 1 cột nội dung cho web.
Hãy đưa ra bản dùng thử
Khi mới vào một trang web người dùng sẽ bị khó chịu khi ngay lập tức bị yêu cầu đăng nhập hoặc làm nhiều thao tác bắt buộc để đến được đích tìm hiểu của mình. Do đó thay vì vậy, hãy tạo ấn tượng tốt hơn bằng món quà dùng thử , sẽ không chỉ tạo hứng khởi sử dụng tiếp ở trang web mà còn là cầu nối đến con tim của họ.
Gom những chức năng cùng trường vào với nhau
Chúng ta cần chú trọng đến mức độ sử dụng dễ dàng cho người dùng, khi phân tán nhiều chức năng quá nhỏ lẻ hay gộp quá nhiều chức năng lại đều không tốt. Hãy xét kỹ lưỡng đến khía cạnh người dùng sẽ thấy thuận tiện hay không nhé.
Trích dẫn tiếng nói của khách hàng
Người dùng sẽ dễ bị thuyết phục hơn nếu như bạn PR sản phẩm của mình bằng review của người thứ ba, và càng hiệu quả hơn nữa nếu đó chính từ phía các đối tác của bạn. Còn gì tuyệt vời hơn, tin cậy hơn những người có tầm ảnh hưởng đưa ra lời khen ngợi và chúng ta cho những khách hàng đến tiếp theo thấy được sự hoàn hảo trong sản phẩm của mình.
Lặp lại những gì người dùng muốn
Ở header gì đó của trang web chúng ta có nêu sơ lược về thông tin người dùng muốn biết rồi nhưng cũng nên có sự lặp lại để người dũng sẽ có khái niệm sâu sắc hơn về mục đích của website, sản phầm của chúng ta.
Phân tách riêng phần để nhấp chuột và phần đang được nhấp chuột
Việc phân tách rõ ràng này giúp người dùng có thể dễ dàng nắm được mình đang xem được cái gì, sau đây mình có thể xem được gì khác nữa.
Không để các lựa chọn sắp xếp bình đẳng, nhấn mạnh thông tin mình muốn focus đến
Thông thường chúng ta sẽ để ý đến những cái nào nổi bật nhất trong số nhiều cái. Điều này cũng tương tự như vậy, và khi nó được focus nhiều hơn đến người dùng, họ sẽ hiểu đây là lựa chọn của số đông và chẳng ngần ngại đi theo hướng mà mình đã suggest đó.
Giảm tránh màn hình xác nhận. Nút Undo
Thay cho màn hình xác nhận "Bạn có thực sự muốn..." thì trang bị cho người dùng chức năng UNDO sẽ tạo nên cảm giác thoải mái, tự do hơn nếu nhỡ có ấn nhầm.
Phân định rõ đối tượng người dùng
Rõ ràng việc chúng ta gửi đến người dùng thông điệp Sản phẩm làm ra là để cho chính bạn chứ không phải Sản phẩm này làm ra là để cho mọi người, thì sẽ tạo niềm tin sâu sắc hơn đúng không?!
Không đặt câu hỏi
Đặt câu hỏi sẽ phản tác dụng với tính năng trên trong việc tạo ra niềm tin nơi người dùng. Tức là họ sẽ có gì đó nghi vấn đối với sản phẩm mà họ đang sử dụng.
Đầy mạnh sự tương phản
Giống như hình ảnh ở trên, yếu tố Call to Action đang được gây nổi bật hơn những yếu tố xung quanh mình, thu hút hành động người dùng đến yếu tố này.
Nêu rõ Nơi sản xuất
Có thể hơi phô trương nhưng thương hiệu của mình dày công để cho mọi người được biết đến thì không có lý do gì chúng ta không tận dụng nó để khiến nhiều người khác nữa yên tâm tìm thấy sản phẩm dịch vụ của chúng ta.
Giảm các mục fill in
Nếu có quá nhiều chỗ cần phải điển, quá nhiều form cần chọn thì sẽ khiến người dùng nản chí sớm, nên cố gắng giảm thiểu những mục này hết sức có thể.
Nêu ra ngay những lựa chọn cho người dùng
Click và xổ ra cửa sổ chọn là dạng phổ biến chúng ta gặp, sử dụng dễ dàng nhưng mất công sức bởi phải click 1 lần chuột để đến lựa chọn cho mình. Vì điều này cũng có thể là nguyên nhân khiến người dùng bỏ đi mất.
Trình bày rõ nội dung liền kề
Trình bày văn bản phân đoạn bằng khoảng cách nhất định để người dùng thấy rõ được các ý trong nội dung cũng như nhìn bộ mặt website trình bày đang được mạch lạc, dễ đọc.
Hạn chế những link không cần thiết
Điều này giúp cải thiện lỗi gây nhiều người dùng hoặc cao hơn nữa, người dùng sẽ vào các link đó thay vì ở trang website hiện tại.
Thể hiện rõ tình trạng người dùng
Sử dụng những câu từ mang tính chất thông báo ngắn gọn để người dùng nắm được mình đang ở hiện trạng nào. Người dùng sẽ cảm nhận đươc mức độ quan tâm và an toàn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ.
Đến đây các bạn chắc hẳn đã tự tin hơn cho những sáng kiến UI của mình rồi. Chapt tiếp theo của nội dung này sẽ được cập nhật vào tháng tới, các bạn đón đọc nhé.
[To be continued]