Câu lệnh JavaScript & Chương trình JavaScript
1) Câu lệnh JavaScript - Câu lệnh JavaScript có thể tạm hiểu là một công việc sẽ được thực thi bởi trình duyệt. - Mỗi câu lệnh cần phải được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;) Ví dụ Chúng ta có một câu lệnh với công việc là hiển thị dòng chữ Lập Trình Web lên màn hình ...
1) Câu lệnh JavaScript
- Câu lệnh JavaScript có thể tạm hiểu là một công việc sẽ được thực thi bởi trình duyệt.
- Mỗi câu lệnh cần phải được kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;)
Chúng ta có một câu lệnh với công việc là hiển thị dòng chữ Lập Trình Web lên màn hình
<script> document.write("Lập Trình Web"); </script>
2) Chương trình JavaScript
- Chương trình JavaScript là một tập hợp gồm nhiều câu lệnh JavaScript.
- Trong một chương trình, các câu lệnh sẽ được thực thi lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới.
(Câu lệnh phía trên phải thực thi xong thì câu lệnh bên dưới mới được thực thi)
Chúng ta có bốn câu lệnh được thực thi lần lượt theo thứ tự từ trên xuống dưới:
- Trước tiên khởi tạo biến a với giá trị là 10
- Kế dến khởi tạo biến b với giá trị 25
- Tiếp theo khởi tạo biến c với giá trị là tổng của biến a và b
- Cuối cùng hiển thị giá trị của biến c lên màn hình
<script> var a = 10; var b = 25; var c = a + b; document.write(c); </script>
- Nếu câu lệnh phía trên bị lỗi thì tất cả những câu lệnh còn lại ở bên dưới sẽ không được thực thi.
<script> var a = 10; var b = 25; var c = a + b; document.write(c); skjdfbshvg; //Câu lệnh này bị lỗi, do đó hai câu lệnh bên dưới không được thực thi var x = 100 + 200; document.write(x); </script>
- Lưu ý: Việc xáo trộn thứ tự các câu lệnh sẽ khiến kết quả thực thi không như mong đợi hoặc thậm chí bị lỗi.
3) Một vài quy tắc trong việc viết mã lệnh
3.1) Xuống dòng sau mỗi câu lệnh.
- Việc xuống dòng sau mỗi câu lệnh là không bắt buộc
- Ví dụ, hai chương trình bên dưới hoàn toàn giống nhau:
<script> var a = 10; var b = 25; var c = a + b; document.write(c); </script> |
Xem ví dụ
|
<script> var a = 10; var b = 25; var c = a + b; document.write(c); </script> |
Xem ví dụ
|
(Tuy nhiên, cách xuống dòng sau mỗi câu lệnh thì được đại đa số lập trình viên sử dụng, vì nó giúp dễ xem mã lệnh hơn)
3.2) Thụt đầu dòng
- Trong JavaScript, việc thụt đầu dòng sẽ không gây ảnh hưởng gì đến chương trình.
- Do đó, ta có để thụt đầu dòng cho các câu lệnh để dễ xem mã lệnh hơn.
- Ví dụ, hai chương trình bên dưới hoàn toàn giống nhau:
<script> var a = 10; var b = 25; var c = a + b; document.write(c); </script> |
<script> var a = 10; var b = 25; var c = a + b; document.write(c); </script> |
3.3) Khoảng trắng cách các toán tử
- Các khoảng trắng nằm phía trước hoặc sau các toán tử (như +, -, *, /, =, ....) là không quan trọng.
- Ví dụ: ba câu lệnh bên dưới là hoàn toàn giống nhau.
<script> var a = 5 + 10; var a = 5+ 10; var a=5+10; </script>