Cấu trúc của User stories trong Agile Marketing
1. Cấu trúc của User stories trong Agile Marketing Một trong những công cụ hữu ích nhất trong Agile Development là sử dụng User Stories. Những stories này được ghi lại trong một tấm giấy card, theo format: As a [role], I want to [task], so that I can [goal or benefit] ở mặt sau của ...
1. Cấu trúc của User stories trong Agile Marketing
Một trong những công cụ hữu ích nhất trong Agile Development là sử dụng User Stories. Những stories này được ghi lại trong một tấm giấy card, theo format:
As a [role], I want to [task], so that I can [goal or benefit]
ở mặt sau của tấm card, developers sẽ thường liệt kê ra các tiêu chuẩn chấp nhận hoặc test case cho các feature.
User stories có thích hợp với Agile Marketer không? Nếu có, làm thế nào để nó có thể khác biệt với User stories được sử dụng bởi Agile developer.
2. Vai trò của User Stories trong Agile Marketing
User stories cung cấp cho Agile marketer một sự hiểu biết sâu sắc về những đối tượng liên quan với mỗi thị trường mục tiêu của họ cũng như tập trung marketer vào quan điểm và lợi ích của khách hàng. Dưới đây sẽ đi chi tiết vào từng phần của user stories.
As a [role] – Role tương ứng với Personas(thông tin khách hàng). Một Persona là thuộc tính của khách hàng đặc trưng, nó mô tả một tập hợp khách hàng người mà sử dụng sản phẩm và dịch vụ một cách đặc biệt, đóng vai trò đặc biệt trong việc lựa chọn và sử dụng sản phẩm và dịch vụ.
Các Persona được mô tả đầy đủ chi tiết từ đó mà các nhà quản lý sản phẩm có thể đưa ra quyết định liên quan đến tính năng hoặc thiết kế của sản phẩm. Các nhà tiếp thị có thể sử dụng Personas để thiết kế trang web, tạo nội dung (bài đăng trên blog, các video hướng dẫn, ebook, vv) đáp ứng các nhu cầu của các Personas.
I want to [task] –Tập trung vào những gì khách hàng muốn đạt được, cho dù đó là việc giải quyết một vấn đề, hoặc mong muốn một cái gì đó tốt hơn, nhắc nhở chúng ta về lý do tại sao khách hàng muốn sản phẩm của chúng ta.
Đối với nhà tiếp thị nội dung, tập trung vào các nhiệm vụ nhắc nhở chúng ta làm thế nào để có thể giúp khách hàng của mình thực hiện những gì họ đang tìm kiếm để thực hiện, và cho chúng ta một con đường để tăng thêm giá trị bằng cách cung cấp nội dung có liên quan và hữu ích.
so that I can [goal or benefit] –Mục đích và lợi ích nhắc chúng ta rằng good marketing thì cần trả lời một câu hỏi duy nhất cho khách hàng: “What’s in it for me-Có gì trong đó dành cho tôi” (WIIFM).
Bad marketing tập trung vào các sản phẩm và các tính năng của nhà cung cấp, chứ không phải là những lợi ích tích luỹ cho khách hàng.
3. Phân biệt Development User Stories và Marketing User Stories
| Nội dung | Development User Stories | Marketing User Stories |
| Chi tiết và chức năng | Mức độ thấp | Mức độ cao|
| Số lượng User stories | Nhiều 20-30, thậm chí hàng trăm | Ít, khoảng 10 user stories cho mỗi persona và khoảng 3-4 persona |
| Tư duy | Não trái | Não phải |
| Đối tượng | Tập trung vào chức năng | Tập trung vào kết quả đầu ra |
Development User Stories tập trung tương đối thấp vào chi tiết và chức năng, có xu hướng đưa ra khá nhiều từ 20-30, thậm chí hàng trăm user stories trong một project.
Agile marketing là cấp độ cao hơn, và đặc thù, và thường sử dụng ít, khoảng 10 user stories cho mỗi persona và thường chỉ có 3-4 persona.
Development user stories có xu hướng tập trung vào định hướng quá trình hoạt động và chức năng ở phía não trái. Ví dụ "Tôi muốn đăng nhập để tôi có thể truy cập nội dung".
Marketing user stories có xu hướng tập trung vào kết quả não phải nơi có cảm xúc liên kết với họ. Ví dụ "Là một người mẹ, tôi muốn chụp và chia sẻ video của những đứa con như tôi có thể chia sẻ những khoảnh khắc quan trọng với ông bà, cô dì, chú bác và bạn bè".
Đối với người làm marketing, đôi khi chúng ta tập trung quá nhiều vào chức năng / tính năng, chứ không phải là kết quả. Để bán một chiếc váy thì không nên tập trung quá nhiều vào tính năng (dây quai áo, độ dài hay cúc áo…) mà nên dựa vào kết quả khi mặc lên (“bạn nhìn rất tuyệt khi mặc chiếc váy đó”, hay “chồng của bạn sẽ thích nó”)
Mặt sau của tấm card cũng tương tự như ở development user story, nó phác thảo ra các testcase để thực hiện user story này. Khi ghi lại các User stories trong marketing thì mặt sau của card hường được sử dụng cho các mục đích khác nhau.
- Cột 1 là liệt kê các từ khóa SEO liên quan tới User stories. Việc này nhắc chúng ta, các từ khóa và phần nội dung này cần xuất hiện trong nội dung khi chúng ta viết ra một đoạn quảng cáo hay tiếp thị nhằm giải quyết User stories.
- Cột 2 là liệt kê các lựa chọn thay thế mà người dùng có thể giải quyết User stories, bắt đầu với việc làm thế nào họ giải quyết được nó trong thời điểm hiện tại. Cột này đại diện cho đối thủ cạnh tranh, nhưng quan trọng là phải liệt kê được nhiều hơn là chỉ những đối thủ cạnh tranh chính thức (các công ty khác trên thị trường bạn hướng tới). Làm thế nào để người dùng đạt được kết quả ở thời điểm hiện tại? Trong ví dụ trên, có thể người mẹ hiện tại đang dùng máy quay truyền thống, máy ảnh số để ghi lại đoạn video của con.
Vậy làm thế nào để bắt đầu sử dụng Agile Marketing User stories? Bắt đầu bằng cách ghi các personas có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Có thể sử dụng template như ảnh.
Sau khi ghi personas, bắt đầu viết xuống những User stories cho mỗi personas.
Đôi khi, có thể bị trùng lặp, nhiều personas có thể có những kết quả đầu ra giống nhau. Nhưng thường thì với sự lựa chọn persona khác nhau sẽ cho ra các outcome khác nhau. Bằng cách ghi lại các User stories, bao gồm các từ khóa SEO và các giải pháp thay thế, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp phù hợp và hiệu quả hơn.
Nguồn
http://www.agilemarketing.net/user-stories-agile-marketing/
http://www.agilemarketing.net/user-stories-agile-marketing-part-2/