Chiến lược của Warrent Buffett: Làm thế nào để tối đa sự tập trung và làm chủ những điều ưu tiên của bạn
Các bài viết cũ cùng chủ đề: Làm sao để có động lực ngay cả khi bạn không có hứng Sự khác biệt giữa Chuyên Nghiệp và Nghiệp Dư Sở hữu khối lượng tài sản lên đến trên 50 tỷ đô la, Warrent Buffett thường xuyên nằm trong danh sách những người giàu có nhất trên thế giới. Có thể nói rằng trong ...
Các bài viết cũ cùng chủ đề:
Làm sao để có động lực ngay cả khi bạn không có hứng
Sự khác biệt giữa Chuyên Nghiệp và Nghiệp Dư
Sở hữu khối lượng tài sản lên đến trên 50 tỷ đô la, Warrent Buffett thường xuyên nằm trong danh sách những người giàu có nhất trên thế giới. Có thể nói rằng trong tất cả những nhà đầu tư của thế kỷ 20, Warrent Buffett là người thành công nhất.
Với những thành công đã đạt được, Warrent Buffett trang bị cho mình những hiểu biết xuất sắc về việc làm thế nào để sử dụng thời gian mỗi ngày cho hữu hiệu. Đứng ở góc độ kinh tế, có thể nói rằng Warrent Buffett quản trị thời gian của mình tốt hơn tất thảy những người khác.
Và đó là lí do tại sao mà câu chuyện từ một người bạn là nhân viên của Buffett sắp được kể dưới đây lại thu hút được sự chú ý của tôi.
Hãy cùng điểm qua về chiến lược năng suất 3 bước đơn giản mà Warrent Buffett sử dụng để giúp nhân viên của mình xác định được những hoạt động và thứ tự ưu tiên của mình.
Câu chuyện của Mike Flint
Mike Flint từng là phi công lái máy bay riêng của Warrent Buffett 10 năm trước đây (Flint cũng đã từng lái máy bay phục vụ cho 4 đời tổng thống Mỹ, cho nên có thể an tâm nói rằng anh ấy làm công việc của mình khá tốt). Theo như lời Flint, khi anh đang liệt kê những ưu tiên trong công việc của mình cho Buffet thì ông ngay lập tức yêu cầu anh thực hiện một bài tập 3 bước.
Và đây là tiến trình của bài tập đó ...
-
Bước 1: Buffett bắt đầu bằng việc yêu cầu Flint viết ra 25 mục tiêu nghề nghiệp quan trọng nhất trong đời mình. Và Flint đã nhanh chóng thực hiện việc đó. Lưu ý: Bạn cũng có thể hoàn thành bài tập này với những mục tiêu ngắn hạn hơn. Ví dụ, liệt kê 25 điều bạn muốn hoàn thành trong tuần này.
-
Bước 2: Tiếp theo, Buffett bảo Flint xem xét lại danh sách của mình và khoanh tròn 5 mục tiêu lớn nhất trong số đó. Một lần nữa, Flint cúi xuống, lướt qua danh sách của mình và chọn ra 5 mục tiêu anh thấy quan trọng nhất. Lưu ý: Nếu chính bạn đang thử thực nghiệm ở nhà, hãy dừng lại tại đoạn này và hoàn thiện 2 bước trên trước khi đọc tiếp sang bước 3.
-
Bước 3: Cho tới thời điểm này, Flint có 2 danh sách. Danh sách ngắn với 5 mục tiêu được khoanh tròn gọi là A, danh sách bao gồm 20 điều còn lại được gọi là B. Flint khẳng định với ông chủ tương lai rằng anh ấy muốn được bắt đầu công việc hiện thực hoá danh sách 5 điều ngay lập tức. Và lúc đó Buffett bắt đầu hỏi anh về danh sách B: -"Thế còn những điều anh không khoanh tròn thì sao?" Flint trả lời: -"Top 5 điều được khoanh tròn là mục tiêu chính của tôi, nhưng 20 điều còn lại thì cũng đều quan trọng. Vì vậy, tôi sẽ hoàn thành 20 điều đó trong những thời điểm mà tôi cảm thấy phù hợp. Tuy rằng 20 điều này không phải những điều cấp bách, nhưng tôi vẫn sẽ dành cho chúng một sự nỗ lực tận tâm." Buffett đã đáp lại rằng: -"Không. Anh đã nhận định sai rồi, Mike. Tất cả những mục tiêu anh không khoanh tròn đã bị rơi vào danh sách điều-cần-tránh-bằng-mọi-giá. Dù sao thì những điều này đã không nên được lưu tâm nữa một khi anh tìm ra được top 5 của mình."
Sức mạnh của sự loại bỏ
Tôi tin vào chủ nghĩa tối giản. Tôi muốn tránh lãng phí. Tôi cho rằng việc loại bỏ những điều không cần thiết là một trong những cách làm cho cuộc sống đơn giản hơn, khiến những thói quen tốt trở thành điều tự nhiên, và làm cho bản thân biết trân trọng hơn những điều mình đang có.
Chủ nghĩa này cho rằng việc loại bỏ những khoản mục lãng phí và những quyết định thừa là cách thức đơn giản để thực hiện. Nó giúp loại bỏ những việc bạn muốn làm nhưng lại khó khăn trong việc hiện thực hoá. Thật khó để kiểm soát việc sử dụng thời gian vào những thứ dễ dàng hoàn thành, nhưng lại mang tới ít lợi ích. Mặc dù một số nhiệm vụ là những thứ bạn thực sự quan tâm và mong muốn thực hiện tốt, nhưng nó lại làm chậm tiến trình hoàn thành những mục tiêu lớn hơn khác, mà lại không thực sự mang ý nghĩa quan trọng.
Mỗi quyết định đều có giá của nó. Thậm chí rằng ngay cả những hành vi vô thưởng vô phạt cũng không hoàn toàn vô hại. Chúng tiêu tốn thời gian, năng lượng và không gian có thể sử dụng để dành cho những công việc tốt hơn, hoặc những nhiệm vụ quan trọng hơn. Chúng ta thường dành nhiều thời gian cho việc xoay lòng vòng hơn là thực hiện những hành động cần thiết.
Đó là lí do tại sao phương pháp của Buffett tuyệt đối xuất sắc. Điều thứ 6 cho đến điều thứ 25 trong danh sách của bạn có thể là điều bạn thực sự quan tâm và chúng quan trọng với bạn. Cũng rất dễ dàng để bạn có thể cân nhắc và dành thời gian của bản thân cho những điều đó. Nhưng khi so sánh những điều này với top 5 của mình, bạn sẽ thấy rằng chúng thực chất là chỉ những điều gây xao lãng cho bạn. Dành thời gian cho những ưu tiên hạng hai là lí do bạn có 20 dự án dang dở thay vì 5 dự án hoàn thiện.
Không ngần ngại loại bỏ. Ép bản thân tập trung. Hoàn thiện mục tiêu hoặc quên nó đi.
Sự xao lãng đáng sợ nhất chính là những điều bạn thích, nhưng chúng không hề thích bạn.
Source: Warren Buffett’s “2 List” Strategy: How to Maximize Your Focus and Master Your Priorities