Chiến trường sinh tử phiên bản lập trình : Python vs Ruby vs Golang
Nhìn chung mọi ngôn ngữ lập trình đều có lịch sử, điểm mạnh, điểm yếu và những bộ framework phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trong “cuộc đời” một ngôn ngữ, luôn có một điểm “nóng” mà tại đó chúng được sử dụng nhiều nhất với hiệu quả cao nhất. Trong những ...
Nhìn chung mọi ngôn ngữ lập trình đều có lịch sử, điểm mạnh, điểm yếu và những bộ framework phục vụ cho các mục đích khác nhau. Trong “cuộc đời” một ngôn ngữ, luôn có một điểm “nóng” mà tại đó chúng được sử dụng nhiều nhất với hiệu quả cao nhất. Trong những ngôn ngữ mà chúng ta đang sử dụng rộng rãi và đang “nóng” đó thì Python, Ruby và Golang xứng đáng là ba đối thủ “truyền kiếp” ít nhất là trong thời điểm hiện tại vì nó làm “đau đầu” không biết bao người đang cố lựa chọn thêm một ngôn ngữ để học.
Python
Vietnam Web Summit 2016
Hồ Chí Minh (22/10/2016) – Hà Nội (29/10/2016) – Đà Nẵng (05/11/2016)
Ngôn ngữ lập trình này đã “sống” được tận 24 năm và có lẽ còn lâu nữa chỉ với một triết lý đó chính là “code ít hơn, được nhiều hơn” và do không cần phải code quá nhiều nên bug vì thế cũng… ít theo. Nếu như chúng ta so sánh Python và Java, Python sẽ lấy ít thời gian của lập trình viên hơn từ lúc bắt đầu cho đến khi sản phẩm thành hình, dù cho xét về hiệu năng thì Python về mặt lý thuyết không thể nào bằng Java. Python phù hợp nhất cho xây dựng web và phân tích dữ liệu.
Từ những ngân hàng lớn cho đến YouTube, Python đều đang được sử dụng, cả trong lập trình game, sever maintainance hay cả xây dựng các hệ thống phục vụ nghệ thuật và âm nhạc (Spotify và Ruby on Rails là một ví dụ tiêu biểu). Ngoài ra đây còn là ngôn ngữ tiềm năng để xây những app có khả năng scale nhanh chóng, đó là lý do vì sao startup thường yêu thích Python.
Ruby
Kể từ khi xuất hiện vào năm 1995, Ruby luôn đi theo đúng khẩu hiệu “don’t repeat yourself”, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức của lập trình viên.
Một ví dụ tiêu biểu cho việc này đó chính là sự dễ dàng để viết câu “Hello World!” trên Ruby, với chỉ một dòng code chứ không như những ngôn ngữ khác. Cũng có một đặc tính giúp ruby không chỉ được “khen hết nước” mà đôi lúc lại đầy “gạch đá” đó là “nhiều cách để nhận cùng kết quả” .
Nếu bạn muốn in 6 dòng Hello World một cách ngắn nhất có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay loop. Ruby vẫn có vòng lặp nhưng tại sao phải làm thế trong khi bạn có thể biểu diễn dưới một cách đơn giản, trực quan hơn bằng… một đấu nhân.
Golang
Ứng viên cuối cùng của cuộc thi ngôn ngữ này xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2009, được phát triển bởi một vài chuyên gia tại Google. Ngôn ngữ đi theo xu hướng tối giản. Giống như Python, chỉ có một cách để làm một việc chứ không “hỗn mang” như Ruby. Điều này tạo cảm giác hơi cứng nhắc ban đầu nhưng khi bạn đã quen với nó, code của bạn sẽ “sạch hơn” rất nhiều. Golang rất nhanh và cho lập trình viên một số quyền điều khiển memory usage. Nhiều startup còn sử dụng Go vì concurrency.
Nhiều cách hay một cách.
Giữa làm một cách và làm tốt nhất và nhiều cách để làm một cách cả hai đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Nghiêm ngặt trong từng dấu cách, thụt dòng, và cả layout giúp cho Python rất dễ đọc. Nhiều tổ chức giáo dục chọn Python vì cấu trúc trong sáng và đơn giản của nó. Trong khi đó, Golang lại mạnh nhất trong khoảng clean code.
Golang tốn nhiều dòng hơn để viết một thứ tương tự khi so sánh với Python. Tự động mở rộng list (Automatic list expansion) là một điểm cộng của Python. Go bị giới hạn trong số lựa chọn, muốn loop? bạn chỉ có một lựa chọn cho loop, không như vô số hàm bạn có thể sử dụng trong Ruby.
Cơ hội tham gia sự kiện lập trình Web lớn nhất Việt Nam: Vietnamwebsummit.com
Vấn đề về tốc độ
Với gốc “Vitamin C”, Golang có một chút ưu thế về tốc độ cùng built-in functionality cực tốt. Khi trên bàn cân tốc độ, Ruby và Python có vẻ “hụt hơi” so với Golang bởi vì một lý do khá hiển nhiên là Golang không cần được thông dịch. Hơn nữa ta cần phải nhớ rằng: Documentation là một phần thiết yếu của ngôn ngữ, parallelism dễ được thực hiện trên Go hơn nhiều. Ngoài ra Go còn có một tính năng “độc quyền”: Một library chuẩn bao gồm một web sever hoàn chỉnh có thể hoạt động được. Cùng với một điểm cộng nữa đó chính là: Một cộng đồng lớn trả lời mọi câu hỏi và một kho open-source sẵn có giúp bạn tiết kiệm thời gian xây dựng nhiều thứ.
Cho người mới bắt đầu
Trong Go, bạn chỉ cần gõ “go run mycode.go” để biên dịch và chạy code, việc tự động thực hiện biên dịch này tiết kiệm rất nhiều thời gian của bạn. Dù vậy, Go còn có một outlay rất chặt chẽ và không phải là một ngôn ngữ “khuyên dùng” cho người mới bắt đầu. Python và Ruby hợp với người mới bắt đầu hơn. Ruby sẽ là một ngôn ngữ tuyệt vời nếu bạn đã biết một hoặc hai ngôn ngữ. Python, ngược lại, là một lựa chọn tốt nếu bạn hoàn toàn là một người học code từ đầu.
Một vài người xem Ruby chỉ là một framework language không hơn không kém nhưng đó chỉ là ý kiến chủ quan. Nhìn chung Ruby và Python là hai ngôn ngữ rất phù hợp cho người mới bắt đầu, chỉ có Ruby là hơi ngốn bộ nhớ để có thể có performance tốt hơn.
Đối tượng người dùng và xu hướng
Ruby đang ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn, một trong những ứng dụng rộng rãi nhất của Ruby là dành cho DevOps. Ruby được sử dụng trong nhiều DevOps framework như Chef và Puppet. Còn về phần API và backend, Go có lẽ là ứng viên sáng giá nhất trong cả ba. Tuy vậy, trên góc nhìn công việc và tính năng, Python và Ruby vẫn là lựa chọn đáng tin cậy khi làm việc nhóm hoặc làm project. Trên thực tế Python thậm chí còn từngđược so sánh với …. tiếng Anh vì sự trong sáng và rõ ràng của nó. Analytics, system administration và data manipulation tất cả đều phù hợp cho Python.
Vấn đề về thời gian
Trong việc lập trình hướng đối tượng và lập trình hàm (oriented code and functional code), Ruby nhanh hơn Python. Ruby cũng ăn đứt Python ở khoảng run time trung bình. Với những bản Ruby gần đây tốc độ thực thi (execution speed) cũng được cải thiện đáng kể. Nhưng nhìn chung , Go nhanh hơn hẳn hai ngôn ngữ trên.
Mỗi ngôn ngữ đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Thời thế thay đổi, công nghệ cũ đi, công nghệ mới đến cứ lặp lại và lặp lại.“Ngôn ngữ tuyệt vời nhất để làm việc” cũng thay đổi liên hoặc thậm chí không tồn tại. Chúng ta có thể đóng lại bài viết với một câu trích dẫn từ một lập trình viên nổi tiếng.
“Bất kì ngôn ngữ nào cũng đều là ngôn ngữ tuyệt vời nhất, nếu người lập trình biết chính xác mục đích mà ngôn ngữ đó phục vụ”.
Lựa chọn như thế nào?
Đôi lúc việc lựa chọn một ngôn ngữ không chỉ dựa trên mục đích mà nó phục vụ mà còn dựa vào xu hướng của giới lập trình lúc bấy giờ. Nếu bạn có một ngôn ngữ phục vụ chính xác yêu cầu của bạn nhưng…không ai dùng, lúc này bạn lấy đây ra những open-source code, library, framework và tất tần tật thứ khác để làm việc. Việc thực sự tham gia vào một cộng đồng lập trình và đi theo xu hướng đôi lúc không phải là chạy theo đám đông, mà là một lựa chọn tốt. Đến với Vietnam Web Summit 2016, với sự tham dự của hơn 80 diễn giả hiện là CEO, Fouder, Product Manager… từ các tập đoàn công nghệ lớn cùng chủ đề về lập trình Frotend Backend, chắc chắn bạn sẽ nắm bắt được những xu hướng lập trình đang “dậy sóng” trong nước.
Đến với nhóm chủ đề này bao gồm các chủ đề về ưu và khuyết điểm của các Javascript/CSS/PHP/Ruby framework, đưa ra so sánh giữa các framework, và mục đích sử dụng của các framework phù hợp cho đặc thù của các dự án. Ngoài ra, chương trình dự kiến có các chủ đề về các ngôn ngữ lập trình web khác ngoài PHP/PHP7 ra như ROR, Python, Java…ưu và khuyết của chúng, và lý do vì sao các dự án lớn trên thế giới dùng chúng để xây dựng sản phẩm.
Mọi thông tin hỗ trợ vui lòng liên hệ:
Tel: 08 6273 3497
Hotline : 0944 685 243 – Ms. Ngọc | 0963 651 587 – Ms. Nguyên