18/09/2018, 14:39

Chứng chỉ CNTT, IT: CCNA, MCSA, CEH, CISSP, A+, PMP..

Chứng chỉ CNTT (IT) không chỉ làm đẹp hồ sơ xin việc mà còn khẳng định sự tài năng của chính bạn. Và thiết thực hơn nữa đó chính là vị trí và tài chính của bạn sau này mà những chứng chỉ công nghệ thông tin mang lại. CCNA – Chứng chỉ quản trị mạng CCNA (Cisco Certified Network ...

Chứng chỉ CNTT (IT) không chỉ làm đẹp hồ sơ xin việc mà còn khẳng định sự tài năng của chính bạn. Và thiết thực hơn nữa đó chính là vị trí và tài chính của bạn sau này mà những chứng chỉ công nghệ thông tin mang lại.

CCNA

chung chi it cnna

Chứng chỉ quản trị mạng CCNA (Cisco Certified Network Associate) thực chất là chứng chỉ chuyên về kỹ thuật mạng và hạ tầng mạng (TCP/IP), được cung cấp bởi công ty Cisco. Chứng chỉ CCNA được các nhà tuyển dụng đánh giá cao vì nó là chứng chỉ có giá trị nhất mà Cisco đưa ra.

– Tâm sự về CCNA. Đây là chứng chỉ mà mình đã phải mất nhiều thời gian và công sức nhất bởi nó thực sự khó để đạt được điểm tuyệt đối. Và để đạt được certification này, bạn cần vượt qua kỳ thi với mã số 640-801 do Cisco tổ chức. Khi đã có CCNA trong tay bạn hoàn toàn có thể làm trong một số công việc như:  vận hành hệ thống, cung cấp dịch vụ hạ tầng mạng, tư vấn thiết kế thiết bị mạng.

MCSE & MCSA

Để trở thành một kỹ sư, một chuyên gia quản trị hệ thống Microsoft thì đây chính là cơ hội dành cho bạn.

Nếu như chứng chỉ IT – MCSA dành cho những bạn có tiềm năng trong việc xử lý và quản lý môi  trường mạng trong hệ điều hành Windows của Microsoft thì MCSE dành cho những ai có thể thiết kế, quản trị các ứng dụng dựa trên nền tảng máy chủ Windows.

Để đạt được MCSA bạn chỉ cần trải qua 4 kỳ thi vượt rào: 2 về hệ thống mạng, một về hệ điều hành máy khách và một kỳ thi lựa chọn. Đối với chứng chỉ MCSE, bạn phải thi tới 7 kỳ chuyên về hệ điều hành máy khách,  hệ thống mạng, và thiết kế.

Xem thêm: So sánh CCNA và MCSA

CEH

chung-chi-ceh

CEH là chứng chỉ viết tắt của Certified Ethical Hacker. Chứng chỉ CEH được cấp bởi EC-Council.

Với mục đích cấp chứng chỉ cho những học viên có thể phát hiện ra các lỗ hổng bảo mật, rủi ro an ninh mạng trong 1 tổ chức hoặc một doanh nghiệp, và bạn phải có những giải pháp để bảo vệ doanh nghiệp trước những lỗi bảo mật đó.

Chính vì vậy, đây sẽ là chứng chỉ công nghệ thông tin tuyệt vời đối với những bạn ứng tuyển vào vị trí phân tích mã độc, phân tích các vụ tấn công mạng.

Để đưa ra được chứng chỉ CEH, EC-Council đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những kỹ thuật mạng giúp chống lại những chiêu trò lửa đảo của hacker mũ đen.

Bài viết xem nhiều: Học gì và học như thế nào để trở thành một chuyên gia an ninh mạng 

CISSP

Chứng chỉ hệ thống mạng CISSP là viết tắt của Certified Information Systems Security Professional.

Để đạt được chứng chỉ này bạn cần có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm về bảo mật an ninh mạng.Chính vì mất 5 năm chuyên sâu, mà công việc và mức lương dành cho những bạn có CISSP là rất xứng đáng.

Thực tế hiện nay, xu hướng tấn công mạng ngày một gia tăng và phức tạp. Đó là lý do tại sao chứng chỉ CISP dành riêng cho các vấn đề xoay quanh lỗ hổng bảo mật.

Thông qua CISP, các nhà tuyển dụng, các chuyên gia có thể đánh giá rằng bạn là một người có năng lực, có kinh nghiệm trong mảng bảo mật và biết thiết kế, thực hiện, quản lý những dự án bảo mật. Tất nhiên, khi đạt được những điều kiện này rồi, bạn sẽ dễ dàng nhận được dự án và tha hồ đi sâu vào cái mình muốn rồi. Khi đã có vài chứng chỉ quan trọng trong tay thì bạn khỏi lo lắng học CNTT ra trường làm gì nhé.

MCTS

chung-chi-it-mcts

Chứng chỉ MCTS hay còn gọi là chứng chỉ chuyên gia công nghệ thông tin – Microsoft Certified Technology Specialist. Mục đích của MCTS là giúp các nhân viên công nghệ thông tin (CNTT) hoàn thiện kỹ năng cài đặt, bảo trì và xử lý một công nghệ nào đó của Microsoft.

Bạn có thể có được chứng chỉ MCTS về tạo cơ sở dữ liệu (MCTS: SQL Server 2008, Database Development), về quản trị máy chủ (MCTS: SQL Server 2008, Implementation and Maintenance) mà không nhất thiết phải có chứng chỉ chuyên biệt về SQL server 2008.

SECURITY+

Chứng chỉ Security+ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực bảo mật an ninh mạng, bảo mật cho hạ tầng các mạng lưới, quản lý các truy cập, đặc biệt là việc chống rò rỉ thông tin dữ liệu.

Để đạt được chứng chỉ SECURITY+, bạn cần phải cày khoảng 2 năm kinh nghiệm, thì mới có thể quản lý dữ liệu khách hàng, thông tin một cách tốt nhất.

Thực tế, các vụ ăn cắp dữ liệu nhắm vào những tổ chức, doanh nghiệp ngày càng nhiều, chính vì vậy mà việc bảo mật dữ liệu ngày càng được quan tâm và tất nhiên, chứng chỉ CNTT – Security+ này là cần thiết rồi.

A+

chung-chi-a=cong

A+ là chứng chỉ được cấp cho những người có kỹ năng giỏi về kiến thức phần cứng. Ví dụ như những lỗi khởi động Windows bị chậm, những trường hợp máy tính bị trục trặc, lỗi ổ đĩa máy tính phát ra tiếng kêu to…

Chứng chỉ A+ được các nhà tuyển dụng đánh giá năng lực của bạn rất cao trong việc hỗ trợ hệ thống máy tính như sửa chữa, bảo trì, chuẩn đoán bệnh, xử lý trục trặc…

PMP

Trong một lần bạn mình có hỏi, học CNTT cần chứng chỉ gì và mình đã trả lời rằng :” Phải có CCNA, MCSA, CISSP. Và nếu muốn lên làm cấp quản lý thì cần có certification PMP nữa”. Vậy PMP là gì, cùng mình review nhé.

Chứng chỉ PMP là cái tên tiếp theo trong danh sách những chứng chỉ CNTT quan trọng nhất mà một người quản lý dự án cần có.

PMP là viết tắt của ‘Project Management Professional’. Chứng chỉ này được cấp nhằm đánh giá những kỹ năng và kiến thức quản lý dự án của ứng viên, đánh giá các kỹ năng lập kế hoạch, chi tiêu ngân sách, tổ chức và vận hành các dự án công nghệ.

Mức yêu cầu tối thiểu để đạt đến trình độ Professor là 3-5 năm chuyên quản lý dự án bạn nhé. Và tất nhiên, đã là quản lý dự án thì tiền tiêu tha hồ rồi.

Chứng chỉ MCSD 

Chứng chỉ MCSD: App Builder được cấp cho những người có kỹ năng giỏi trong việc thiết kế, triển khai ứng dụng web và đồng thời có tính năng bảo mật, nâng cao trải nghiệm tốt với người dùng.

Như các bạn thấy đấy, số lượng những ứng dụng được xây dựng dành riêng cho điện thoại thông minh ngày càng nhiều và càng cạnh tranh. App nào tốt hơn, vượt trội và khác biệt hơn sẽ được người dùng yêu thích. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp ngày càng nhiều, do đó bạn không phải lo lắng thiếu đất sống nếu theo hướng phát triển ứng dụng web nhé.

Linux+

Chỉ cần làm việc chuyên về Linux từ 6-12 tháng cùng với sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi của bạn, bạn sẽ có ngay chứng chỉ Linux+. Và mình tin chắc rằng, khi bạn đã có nền tảng về vận hành máy chủ, máy khách trên Linux+ thì con đường tiến tới sự thành công sẽ rất dễ dàng.

MCITP

MCITP là chứng chỉ cấp riêng cho những người có  kinh nghiệm chuyên sâu trong các công việc như big data, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị hệ thống, quản lý máy chủ mail, lập trình viên cơ sở dữ liệu.

Trên đây là 11 chứng chỉ CNTT (công nghệ thông tin – IT) quan trọng mà chúng ta cần có. Hãy phấn đấu học và làm việc cho ngày hôm nay, để có vị trí tốt và mức lương hậu hĩnh cho ngày mai các bạn nhé.

0