07/09/2018, 14:10

Chứng chỉ hay bằng cấp có quan trọng nhất với Web Dev?

Với kiến thức và công nghệ cập nhật từng ngày, cùng kỹ năng giải quyết vấn đề dựa trên các tình huống thực tế. Vì thế, hiện nay các công ty / doanh nghiệp ưu tiên săn tìm những người có khả năng làm được dự án của họ. Chúng ta đã quen với chuyện xin việc phải có bằng này hoặc chứng chỉ kia. ...

Với kiến thức và công nghệ cập nhật từng ngày, cùng kỹ năng giải quyết vấn đề dựa trên các tình huống thực tế. Vì thế, hiện nay các công ty / doanh nghiệp ưu tiên săn tìm những người có khả năng làm được dự án của họ.

Imgur

Chúng ta đã quen với chuyện xin việc phải có bằng này hoặc chứng chỉ kia. Nhưng thực tại thống kê cho thấy 75% sinh viên ra trường không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Oái ăm ở chỗ mỗi năm nhân lực ngành CNTT đang thiếu tới gần 78.000 (theo phóng sự VTV4 ở bài viết Web Developer: Cơ hội & Thách Thức). Vậy, lý do nào mà hiện nay các công ty không còn chú trọng vào bằng cấp như trước?

Kiến thức cập nhật chóng mặt

Imgur

Web thuộc ngành khoa học công nghệ số, vì thế bạn thấy các công nghệ hay kiến thức mới được cập nhật liên tục.
Cho nên Web Dev phải luôn sẵn sàng tiếp nhận kiến thức & công nghệ mới. Kiến thức trong nhà trường đa số là kiến thức nền của ngành CNTT, khá nặng về thuật toán, tư duy tổng quát chứ rất hiếm trường đi sâu, hay chuyên môn hoá vào lĩnh vực phát triển website. Đó là lý do sinh viên đại học chuyên ngành có khả năng tiếp thu nhanh các kiến thức khoa học công nghệ số như Website hay mobile chứ chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp sau khi ra trường. Họ cần thời gian từ 3 -> 6 tháng để doanh nghiệp đào tạo lại chuyên môn trước khi thực chiến với các dự án.

Không phải là thước đo chính xác năng lực

Imgur Để biết được năng lực của 1 người thì cần nhìn thấy được các sản phẩm họ đã từng làm hay tham gia. Vì thế, trong CV của ứng viên luôn cần phải có các dự án đã từng làm và phụ trách mảng nào hay đã dùng kỹ thuật, công nghệ nào.

Web Dev có nhiều level

Với những tập đoàn, doanh nghiệp phần mềm chuyên nghiệp sẽ có nhiều level (chức danh) cho Web Dev, bao gồm: fresher, Associate, Engineer, Senior, Principle, Technical Analyst (tuỳ theo công ty sẽ có tên gọi hay cách phân chia khác).
Imgur Vì vậy, với những người chưa có kinh nghiệm, chưa đủ khả năng làm dự án như các sinh viên mới ra trường thì đa số vào vị trí fresher. Sau khi được đào tạo 6 tháng sẽ được cân nhắc lên Associate.
Đây chính là cơ hội cho những bạn không có bằng cấp hay chứng chỉ để được vào làm ở các công ty hay tập đoàn chuyên nghiệp từ đó tiếp tục học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nếu muốn lên tiếp level.

Đúc kết

Bản thân tôi khi mới ra trường là vào tập đoàn FPT Software làm trong 1 team mà leader lại là người không học qua đại học. Cho tới giờ, tôi có 1 phong cách code trong sáng, rõ ràng là nhờ vào sự dẫn dắt của “sếp” ấy.
Bài viết này, Đăng muốn nhấn mạnh cho các bạn không được học đại học hay cao đẳng chuyên ngành CNTT, cơ hội nghề nghiệp và các doanh nghiệp vẫn luôn chào đón các bạn nếu các bạn chứng minh kiến thức và kỹ năng của mình thông qua các sản phẩm, dự án bạn đã làm.

Đặc biệt, bạn phải có đam mê nghề, luôn muốn tìm hiểu, khám phá kiến thức và công nghệ mới thì danh hiệu “chuyên gia” sẽ không xa với bạn.

Chính vì thế, tại sao những học viên hoàn tất lộ trình của CiOne sẽ được CiOne giới thiệu trực tiếp vào các doanh nghiệp, tập đoàn chuyên nghiệp mà không bị yêu cầu phải có bằng cấp hay chứng chỉ nào. Vì học viên sau khi hoàn tất lộ trình 1 năm, họ đã tự tay thực hiện ít nhất 10 dự án website khác nhau, đó là điều họ chứng minh năng lực và kiến thức chuyên môn của mình.

0