Cơ Sở Dữ Liệu và Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu
Rất nhiều bạn khi mới học về cơ sở dữ liệu thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Cơ Sở Dữ Liệu (database) và Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (Database Management System hay DBMS). Đây là 2 khái niệm có liên quan tới nhau nhưng không phải là một. Trong bài viết này mình sẽ làm rõ hai khái niệm này và giúp ...
Rất nhiều bạn khi mới học về cơ sở dữ liệu thường nhầm lẫn giữa 2 khái niệm Cơ Sở Dữ Liệu (database) và Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu (Database Management System hay DBMS). Đây là 2 khái niệm có liên quan tới nhau nhưng không phải là một. Trong bài viết này mình sẽ làm rõ hai khái niệm này và giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
Cơ Sở Dữ Liệu Là Gì
Cơ sở dữ liệu là tập hợp các dữ liệu được tổ chức theo một cấu trúc nhất định để có thể dễ dàng quản lý (đọc, thêm, xóa, sửa dữ liệu).
Ví dụ: Một danh sách sinh viên của một trường với 5 trường dữ liệu là họ và tên sinh viên, năm sinh, mã số sinh viên, lớp học và khóa học được coi là một cơ sở dữ liệu.
Họ Tên | Ngày Sinh | MSSV | Khóa |
---|---|---|---|
Nguyên Lê Hoài Anh | 21/07/1993 | BK15200 | K15 |
Nguyễn Văn Bình | 15/05/1993 | BK15201 | K15 |
Trần Hoàng Chiến | 15/07/1993 | BK15202 | K15 |
Sự khác biệt cơ bản giữa cơ sở dữ liệu và dữ liệu thông thường đó là tính cấu trúc sắp xếp có hệ thống. Dữ liệu không thôi có thể là bất cứ thông tin nào chưa được sắp xếp hay cấu trúc theo một trật tự cụ thể ví dụ văn bản trên một file được coi là dữ liệu, hay dữ liệu trên một video hay tập tin.
Ngược lại với cữ liệu, cơ sở dữ liệu bao gồm dữ liệu dược cấu trúc một cách rõ ràng. Một tập hợp dữ liệu không có cấu trúc hệ thống nhất định không được coi là một cơ sở dữ liệu.
Hệ Quản Trị Cơ Sở Dữ Liệu Là Gì
Bất cứ cơ sở dữ liệu nào sau khi được tạo ra cũng cần được lưu trữ lại. Quá trình lưu cơ sở dữ liệu này được thực hiện qua việc sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu là chương trình phần mềm giúp thực hiện việc lưu trữ cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị trị cơ sở dữ liệu khi lưu trữ cơ sở dữ liệu cần đảm bảo được được tính cấu trúc trong cơ sở dữ liệu và ngoài ra cần phải hỗ trợ việc đọc, chỉnh sửa, thêm và xóa dữ liệu trên cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng.
Như ở ví dụ trên chúng ta có thể lưu danh sách sinh viên này trên một bảng tính Excel hoặc một tập tin CSV. (CSV là viết tắt của cụm từ comma separated vlue, là một loại cấu trúc tập tin đơn giản sử dụng dấu phảy (,) để phân biệt giữa các trường dữ liệu). Tuy nhiên cả Excel và CSV không được coi là hệ quản trị cơ sở dữ liệu vì chúng không hỗ trợ việc đọc, xóa và chỉnh sửa thông tin một cách dễ dàng. Lấy ví dụ nếu bạn muốn đếm xem có bao nhiêu sinh viên có ngày sinh nhật trước ngày 20/09/1988 thì việc này rất khó thực hiện trên cả tập tin Excel và CSV.
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến hiện này bao gồm: Microsoft Access, MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server...
Việc sử dụng các phần mềm (hệ quản trị cơ sở dữ liệu) này sẽ giúp các nhà quản trị hệ thống dễ dàng thực hiện các thao tác như tìm kiếm, lọc, xóa, chỉnh sửa hay tạo mới dữ liệu trên cơ sở dữ liệu. Để làm được điều này trên các hệ quản trị cơ sở dữ liệu các nhà quản trị hệ thống thường sử dụng ngôn ngữ truy vấn mang tính cấu trúc: Structured Query Language hay SQL.