Công nghệ BotMaker giúp Twitter giảm 40% lượng thư rác
Thư rác (spam) là một vấn đề rất lớn trên Twitter. Đó là lí do tại sao các mạng xã hội đang phát triển hệ thống giúp người dùng thoát khỏi những bài viết không mong muốn hoặc những bài viết lừa đảo. BotMaker là hệ thống chống spam mà Twitter sử dụng trong sản phẩm của mình. Công ty này đã ...
Thư rác (spam) là một vấn đề rất lớn trên Twitter. Đó là lí do tại sao các mạng xã hội đang phát triển hệ thống giúp người dùng thoát khỏi những bài viết không mong muốn hoặc những bài viết lừa đảo.
BotMaker là hệ thống chống spam mà Twitter sử dụng trong sản phẩm của mình. Công ty này đã tuyên bố lượng thư rác giảm thiểu đến 40% kể từ khi bắt đầu sử dụng BotMaker.
Các nội dung trên mạng xã hội được đăng tải theo thời gian thực nên hệ thống chống thư rác cũng phải hoạt động như vậy. Mặt khác, API dành cho nhà phát triển vốn được tạo ra để dễ dàng tương tác nên spammer có thể tìm được cách hệ thống chống thư rác hoạt động. Khi tạo ra BotMaker, Twitter có ba mục đích chính: ngăn chặn việc tạo thư rác, giảm lượng thời gian thư rác hiển thị đến người dùng và giảm thời gian phản ứng trước các loại thư rác mới.
“BotMaker đạt được mục tiêu này bằng cách nhận các sự kiện từ hệ thống phân phối của Twitter, sau đó kiểm tra các dữ liệu theo bộ quy tắc và chọn hành động phù hợp” Raghav Jeyaraman giải thích trên trang kĩ thuật của Twitter. Theo Jeyaraman, các bộ quy tắc của BotMaker dựa vào hai phần: điều kiện mà hệ thống dựa vào sẽ quyết định thực thi hành động với một sự kiện hay không và hành động nên thực hiện với sự kiện đó là gì. Trong trường hợp của Twitter, loại hệ thống này có 3 thách thức chính: thực hiện đánh giá các luật ngay lập tức, đảm bảo rằng các kĩ sư có thể tạo và sửa đội luật một cách nhanh chóng và hỗ trợ máy tính tính toán thực hiện các luật này với cường độ cao.
BotMaker cũng thúc đẩy sự kết hợp với hệ thống phát hiện thư rác khác. Hệ thống có tên “Scarecrow” được thiết kế để xác định và ngăn chặn nội dung thư rác theo thời gian thực. Các hệ thống “sniper” phát hiện thư rác gần thời gian thực nhất, hoạt động bằng cách liên tục phân loại người dùng và nội dung. Twitter cũng quét định kì nhằm phân tích hành vi người dùng trong một khoảng thời gian nhất định.
Securityweek