04/09/2018, 23:15

Cuộc cách mạng của các doanh nghiệp Mobile Backend-as-a-Service (phần 2)

PHẦN 1 3. Phương pháp tiếp cận Mobile BaaS Back-end-as-a-service (BaaS) là 1 model dịch vụ điện toán đám mây, được xem như tầng trung gian cung cấp cho các dev nhiều cách để kết nối Web và app với các dịch vụ đám mây thông qua API và SDK. Các tính năng của BaaS gồm lưu trữ ...

PHẦN 1

3. Phương pháp tiếp cận Mobile BaaS

Back-end-as-a-service (BaaS) là 1 model dịch vụ điện toán đám mây, được xem như tầng trung gian cung cấp cho các dev nhiều cách để kết nối Web và app với các dịch vụ đám mây thông qua API và SDK. Các tính năng của BaaS gồm lưu trữ đám mây, tin nhắn đẩy, code server, quản lý user và file, tích hợp mạng xã hội, dịch vụ địa điểm cũng như rất nhiều dịch vụ backend khác. Những dịch vụ này có APIs riêng của nó, cho phép chúng tích hợp được vào các ứng dụng 1 cách dễ dàng.

MBaaS cho phép các ITers và các mobile dev loại bỏ hoàn toàn cơ sở hạ tầng server-side. Các dev có thể ghép các building blocks cần thiết và chỉ viết code kết nối chúng. Điều này hỗ trợ dev tập trung vào việc đem đến các trải nghiệm người dùng dồi dào, thay vì giải quyết cơ sở hạ tầng back-end nhàm chán. Mặc dù tính năng của BaaS có nhiều lợi ích, bạn cũng nên quan tâm đến việc xây dựng giao diện người dùng (UI) vì đây là cách giao tiếp trực tiếp với người dùng cuối. Công việc của UI là kết nối app đến bên thứ 3 bất kì hoặc API độc quyền đã kết nối với back-end.

MBaaS kích hoạt khả năng tích hợp mobile app nhanh chóng với dữ liệu và chức năn trong lưu trữ đám mây backend bảo mật cao. MBaaS thường được truyền đi qua 1 bộ SDKs và APIs. Thậm chí, trước khi bạn bắt đầu tạo giao diện người dùng, MBaaS còn đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu của bạn, quản lý user, các tin nhắn đẩy, tích hợp với các dịch vụ mạng xã hội và kiểm soát file.

Để tạo nên nhiều trải nghiệm dồi dào, bạn có thể tận dụng MBaaS để tích hợp các tính năng chuyên biệt như quản lý địa điểm, nội dung, khả năng chạy kinh doanh logic và thu thập các dữ liệu phân tích hiệu suất của app. Khi bạn học được cách khách hàng của mình sử dụng app, bạn có thể phát triển app liên tục bằng cách sửa đúng các lỗi và tối ưu hóa các hành động đúng. Bạn có thể thường xuyên cho ra đời các phiên bản mới, giúp app tốt hơn cả về phương diện và content dồi dào dựa trên các dịch vụ về địa điểm, xác định content và nhận thức người dùng.

4. Tại sao nên cân nhắc lựa chọn MBaaS?

Nhu cầu cho mobile app đang tăng chóng mặt ở cả người dùng và doanh nghiệp. Để đáp ứng được, các shop lập trình app phải liên tục tìm kiếm các cách thức mới để đẩy nhanh tiến độ lập trình. Đáp lại, mỗi doanh nghiệp đòi hỏi các đối tác SI – Systems Integrator và các nhà cung cấp phần mềm phải cung cấp các bộ dịch vụ mobile server-side đám mấy để lập trình app nhanh hơn và dễ triển khai hơn.

Mỗi dịch vụ thường được sử dụng như tin nhắn đẩy, quản lý data, bảo mật, tích hợp với dịch vụ đám mây và back-end đều có API của nó và phải được kết hợp riêng biệt vào 1 app. Đây là 1 quy trình này khá tốn thời gian. MBaaS mở ra 1 cầu nối giữa app front-end và nguồn lực back-end qua API và SDK thống nhất, tiết kiệm chi phí và tài nguyên lập trình bằng cách giảm đi thời gian đầu tư vào phát triển các yếu tố cơ sở hạ tầng và giải quyết vấn đề scaling.

5. Tập trung vào thiết kế – lập trình app và sở hữu các yếu tố hạ tầng hỗ trợ dịch vụ:

  • Tiếp cận các dịch vụ back-end trong doanh nghiệp hoặc trên đám mấy
  • Thế hệ RESTful API tự động đem đến cho dữ liệu khả năng tiếp cận đọc/viết.
  • Các cách tối ưu khác để tiếp cận data này (JSON chẳng hạn)
  • Công cụ quản lý user để xác thực việc tiếp cận dữ liệu của bạn và xác thực người dùng
  • Nhắc users với các tin nhắn đẩy. Quản lý tình trạng và data của app trên đám mây – giảm tải business logic không thể thực hiện được trên thiết bị ở server-side
  • Bảng phân tích cho phép bạn quyết định cách user đang sử dụng mobile app
  • Thiết bị lưu trữ đám mây cho data

Hiện nay trên thị trường có 1 vài nhà cung cấp các dịch vụ MBaaS độc quyền như dịch vụ IBM mobility trên IBM Bluemix, Kony – Mobile Fabric, Kinvey, built.IO, AnyPresence… và các đơn vị gần đây hơn như Parse – được xác nhập bởi Facebook, sự ra đời Ionic với chính platform dịch vụ di động của nó. Vì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành để cung cấp các dịch vụ khách hàng khác biệt, nên nhu cầu cho các nhà cung cấp cũng tăng lên. Điều này thực sự thêm gia vị trên cuộc đua trở thành 1 thương hiệu đáng tin cậy, 1 nhà cung ứng toàn cậu cho các giải pháp dịch vụ tiên tiến, hiện đại này.

Techtalk via IDE Academy via Linked 

0