Custom Validation Rules trong Laravel 5.6 với Rule Objects và Closures
Chào các bạn, như các bạn cũng đã biết Laravel cung cấp cho chúng ta nhiều Rule để validation dữ liệu như required, integer, date, min, max, unique, .... Tuy nhiên nếu chúng ta muốn validation của mình theo các Rule mà Laravel không hỗ trợ thì sao? Để đáp ứng việc này, Laravel còn cho phép chúng ta ...
Chào các bạn, như các bạn cũng đã biết Laravel cung cấp cho chúng ta nhiều Rule để validation dữ liệu như required, integer, date, min, max, unique, .... Tuy nhiên nếu chúng ta muốn validation của mình theo các Rule mà Laravel không hỗ trợ thì sao? Để đáp ứng việc này, Laravel còn cho phép chúng ta Custom Validate Rules, tức là cho phép chúng ta định nghĩa các Rule mà chúng ta mong muốn. Ở các phiên bản Laravel < 5.5, việc Custom Validate Rules được thực hiện bằng cách sử dụng phương thức extend đặt trong phương thức boot() của AppServiceProvider (https://laravel.com/docs/5.6/validation#using-extensions).
Từ phiên bản 5.5, Laravel cung cấp thêm một cách Custom Validate Rules là sử dụng Rule Objects. Đến phiên bản 5.6, thì Laravel cung cấp thêm một cách nữa là sử dụng Closures. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 2 cách Custom Validate Rules mới nhất này nhé.
Bước 1: Tạo View
Ở đây mình đã tạo sẵn một view với 2 trường là Text và Number
<!DOCTYPE html> <html> <head> <title>Custom Valdiation Rule on Laravel 5.6</title> <link rel="stylesheet" type="text/css" href="https://stackpath.bootstrapcdn.com/bootstrap/4.1.0/css/bootstrap.min.css"> </head> <body> <div class="container"> <div class="row justify-content-center"> <div class="col-md-8"> <div class="card"> <div class="card-header">Custom Valdiation Rule on Laravel 5.6</div> <div class="card-body"> <form method="POST" action="{{ route('custom') }}"> @csrf <div class="form-group row"> <label for="email" class="col-sm-4 col-form-label text-md-right">Text</label> <div class="col-md-6"> <input type="text" name="text" class="form-control{{ $errors->has('text') ? ' is-invalid' : ' }}" value="{{ old('text') }}" required autofocus> @if ($errors->has('text')) <span class="invalid-feedback"> <strong>{{ $errors->first('text') }}</strong> </span> @endif </div> </div> <div class="form-group row"> <label for="password" class="col-md-4 col-form-label text-md-right">Number</label> <div class="col-md-6"> <input type="text" name="number" class="form-control{{ $errors->has('number') ? ' is-invalid' : ' }}" required> @if ($errors->has('number')) <span class="invalid-feedback"> <strong>{{ $errors->first('number') }}</strong> </span> @endif </div> </div> <div class="form-group row mb-0"> <div class="col-md-8 offset-md-4"> <button type="submit" class="btn btn-primary"> Let's Go </button> </div> </div> </form> </div> </div> </div> </div> </div> </body> </html>
Bước 2: Tạo Controller, Route
Chúng ta sẽ tạo controller ValidateRuleCustomController như ở dưới:
<?php namespace AppHttpControllers; use IlluminateHttpRequest; class ValidateRuleCustomController extends Controller { public function show() { return view('validate'); } public function validateCustom(Request $request) { return 'You have validated success'; } }
Tiếp theo, chúng ta tạo 2 Route trong file routes/web.php, một cái dùng để hiển thị view, và một cái khi submit dữ liệu sẽ validate và trả về kết quả:
Route::get('/custom-rule/show', 'ValidateRuleCustomController@show'); Route::post('/custom-rule/validate', 'ValidateRuleCustomController@validateCustom') ->name('custom');
Bước 3: Validation Ở đây mình sử dụng Form Request để validate dữ liệu.
Tạo Form Request với tên là ValidationRequest bằng lệnh sau:
php artisan make:request ValidationRequest
Sau khi chạy lệnh bạn sẽ nhận được file app/Http/Requests/ValidationRequest.php.
Sau đó, bạn thêm đoạn code ở dưới vào file (bạn nhớ return true trong phương thức authorize() để request hoạt động):
<?php namespace AppHttpRequests; use IlluminateFoundationHttpFormRequest; class ValidationRequest extends FormRequest { /** * Determine if the user is authorized to make this request. * * @return bool */ public function authorize() { return true; } /** * Get the validation rules that apply to the request. * * @return array */ public function rules() { return [ 'text' => 'required', 'number' => 'required','integer', ]; } }
Sử dụng ValidationRequest mới tạo vào Controller:
Khai báo sử dụng ValidationRequest trong controller appHttpControllersValidateRuleCustomController:
use AppHttpRequestsValidationRequest;
Sử dụng ValidationRequest thay cho Request ở phương thức validateCustom(Reques $request)
public function validateCustom(ValidationRequest $request)
Bây giờ bạn đã có một validation đơn giản. Tuy nhiên ở đây, nếu mình muốn trường text chỉ nhận một chuỗi IN HOA thì như thế nào? Để giải quyết việc này, chúng ta sử dụng Custom Validate Rules bằng Rule Object của Laravel. Tiếp tục đến bước 4 nào.
Bước 4: Tạo Rule Object
Vấn đề đặt ra: Trường text chỉ nhận một chuỗi IN HOA
Tạo một Rule Object với tên là UppercaseRule bằng lệnh sau:
php artisan make:rule UppercaseRule
Sau khi chạy lệnh bạn sẽ nhận được file app/Rules/UppercaseRule.php. Sau đó, bạn thêm đoạn code như ở dưới:
<?php namespace AppRules; use IlluminateContractsValidationRule; class UppercaseRule implements Rule { /** * Create a new rule instance. * * @return void */ public function __construct() { // } /** * Determine if the validation rule passes. * * @param string $attribute * @param mixed $value * @return bool */ public function passes($attribute, $value) { return (strtoupper($value) === $value); } /** * Get the validation error message. * * @return string */ public function message() { return 'The :attribute must be Uppercase.'; } }
*Ở đây một Rule Object sẽ có 2 phương thức là pasess và message.
- Phương thức passes($attribute, $value) với $attribute là tên của thuộc tính được validate, $value là giá trị của thuộc tính đó. Phương thức này nên được return true hoặc false tùy thuộc vào việc thuộc tính $attribute có hợp lệ hay không.
- Phương thức message() trả về một thông báo nếu validation thất bại. Bạn cũng có thể gọi phương thức trans() ở đây để i18n nếu bạn muốn.
Sử dụng UppercaseRule mới vừa tạo vào Form Request:
Khai báo sử dụng UppercaseRule trong file app/Http/Requests/ValidationRequest.php
use AppRulesUppercaseRule;
Gọi UppercaseRule trong phương thức rules()
public function rules() { return [ 'text' => [ 'required', new UppercaseRule(), ], 'number' => 'required|integer', ]; }
Thật đơn giản để tạo một Rule Custom với Rule Object phải không nào. Tương tự như trên, bạn có thể tạo ra các Rule mà bạn mong muốn rồi đấy.
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một cách nữa để tạo một Rule Custom.
Bước 1: Tạo View, Controller, Route: Mình sẽ sử dụng lại view, controller, route của ví dụ trên.
Bước 2: Tạo Rule với Closure:
Vấn đề đặt ra: Ở đây mình muốn trường number chỉ nhận các số chia hết cho 5.
Bạn chỉ cần thêm đoạn code ở dưới vào phương thức rules() trong file app/Http/Requests/ValidationRequest.php
public function rules() { return [ 'text' => [ 'required', new UppercaseRule(), ], 'number' => [ 'required', 'integer', function ($attribute, $value, $fail) { if ((($value % 5) != 0) || ($value == 0)) { return $fail('The ' . $attribute . ' must be divisible by 5'); } } ], ]; }
*Ở đây: chúng ta sẽ sử dụng một Closure trong mảng các rule của trường number để tạo một Rule Custom thay vì sử dụng một Rule Object để tạo. Closure này sẽ nhận 3 tham số là:
- $attribute : tên của thuộc tính được validate
- $value: giá trị của thuộc tính đó
- $fail: một callback mà nó sẽ được gọi khi validation thất bại. Bạn sẽ truyền thông báo mà bạn muốn trả về khi validation thất bại vào trong callback này.
Đơn giản phải không nào. Với Closure sẽ cho phép chúng ta tạo nhanh một Rule Custom hơn so với Rule Object. Tùy vào ứng dụng của bạn mà chọn cách thích hợp nhé.
Qua bài này mình đã giới thiệu với các bạn 2 cách để tạo một Rule Custom trong Laravel 5.6. Hy vọng các bạn sẽ thích bài viết của mình.
Mình cũng chỉ vừa tiếp cận với Laravel thôi nên bài viết có gì sơ sót mong mọi người bỏ qua. (hehe)
https://laravel.com/docs/5.6/validation#using-rule-objects
https://laravel.com/docs/5.6/validation#using-closures