Số liệu thống kê ngành công nghiệp CNTT liên tục chỉ ra dữ liệu lớn (Big Data) đang ngày càng gia tăng. Trong thực tế, dữ liệu lớn đang đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cũng như việc đưa ra các quyết định kinh doanh của các tổ chức.
Sự phát triển của môi trường dữ liệu lớn
Sự phát triển của ứng dụng khoa học công nghệ kéo theo khối lượng dữ liệu tăng trưởng với tốc độ chưa từng có. Theo một cuộc khảo sát gần đây của IDG, số lượng dữ liệu được quản lý dự kiến sẽ tăng bình quân khoảng43% trong năm 2014. Khi dữ liệu lớn được tạo ra từ nhiều khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, nó sẽ làm thay đổi đáng kể phương thức các tổ chức hoạt động và đưa ra quyết định. Dữ liệu lớn cũng tác động tới quá trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ cung cấp, cũng như các sách lược được sử dụng để tương tác với khách hàng.
Một ví dụ điển hình là Ala, Birmingham với ChipRewards, đã tập trung vào việc giảm chi phí chăm sóc sức khỏe thông qua lối sống lành mạnh. Bằng cách tận dụng các mối quan hệ với các công ty bảo hiểm, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế, và các thành viên đơn lẻ, thì các khoa nghiên cứu hành vi tại ChipRewards đang sinh lợi từ việc thu thập thông tin chi tiết về việc lựa chọn chế độ ăn uống, các mô hình tập thể dục, v.v..
Dữ liệu lớn cũng giúp giảm thiểu chi phí trong nhiều lĩnh vực CNTT, chẳng hạn như lưu trữ, trích xuất, chuyển đổi và phân tích dữ liệu. Ví dụ, để lưu giữ dữ liệu của một chính phủ trong 7 năm hoặc lượng dữ liệu lớn thì thường đối mặt với vấn đề chi phí lưu trữ tốn kém. Đồng thời khi có bất cứ nhu cầu để truy xuất dữ liệu, thì đó không phải là một công việc đơn giản bởi các tùy chọn tìm kiếm không hiệu quả. Những vấn đề này sẽ được khắc phục trong các môi trường dữ liệu lớn nhờ các đặc điểm: giá thành lưu trữ rẻ, xử lý hàng loạt nhanh chóng và phân tích chi tiết, tất cả những ưu điểm này sẽ đem lại chi phí thấp, hiệu quả cao trong việc lưu trữ và truy vấn dữ liệu.
Tác động của Dữ liệu lớn trong các lĩnh vực hoạt động
Khảo sát của BMC Software khẳng định rằng các nhà điều hành, tiếp thị, phân tích kinh doanh và tài chính đang đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các tổ chức nắm bắt các giải pháp ứng dụng dữ liệu lớn. Đồng thời số liệu khảo sát cũng cho thấy, dữ liệu lớn đang và sẽ tác động tới rất nhiều lĩnh vực hoạt động, bao gồm: Phân tích và kinh doanh thông minh (76%); chiến lược kinh doanh và định hướng (55%); và 44% là khám phá và thăm dò dữ liệu….
Tác động của môi trường dữ liệu lớn trong các lĩnh vực hoạt động.
Robin Reddick, Giám đốc tiếp thị các giải pháp của BMC Software, có trụ sở tại Houston (Mỹ), cho biết “Tầm quan trọng của hợp tác với các ngành nghề kinh doanh khi xây dựng một môi trường dữ liệu lớn là rất cần thiết, đặc biệt là với rất nhiều người sử dụng và cách sử dụng khác nhau. Việc phát triển phân tích dữ liệu lớn có giá trị cao đòi hỏi các nhóm nghiên cứu phải cùng phối hợp làm việc. Có rất nhiều lựa chọn khi thực hiện thu thập và phân tích dữ liệu, vì thế phát triển ứng dụng và CNTT cần phải phối hợp chặt chẽ với các ngành nghề kinh doanh, nếu không các dự án dữ liệu lớn này chỉ dừng lại ở mức độ các thử nghiệm”
Đối với lãnh đạo doanh nghiệp, dữ liệu lớn góp phần hỗ trợ họ trong việc đưa ra các chiến được đầu tư đúng đắn, chẳng hạn như có hay không mở rộng sang các khu vực địa lý mới, tập trung vào phân khúc thị trường nào, hay mở rộng dòng sản phẩm nào. Đối với tiếp thị, việc sử dụng dữ liệu lớn đóng góp vào việc cải thiện khả nănglập hồ sơ khách hàng cá nhân, nắm bắt được thực tế và đáp ứng tốt hơn các hành vi và thói quen mua sắm của họ. Hơn 50% số người được hỏi trong cuộc khảo sát của BMC Software cho rằng, phân tích dữ liệu lớn là điều cần thiết tạo nên sự khác biệt trong cạnh tranh.
Reddick cũng cho biết, phân tích dữ liệu lớn cho phép một doanh nghiệp nắm bắt thị hiếu và các quyết định mua sắm của khách hàng thông qua những những hiểu biết khách quan và các mô hình hành vi chi phối. Từ đó có khả năng nhận biết và nắm bắt về những xu hướng thị trường và mang lại sức mạnh cho các doanh nghiệp. Đây là khác nhau đáng kể so với quá khứ, khi dữ liệu mẫu là thành phần mà tất cả các đơn vị kinh doanh có thể tận dụng. Dữ liệu lớn cung cấp một bức tranh hoàn chỉnh, làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của mối quan hệ khách hàng.
Có thể nói, động lực lớn nhất trong việc triển khai các ứng dụng dữ liệu lớn trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp là để đạt được lợi thế cạnh tranh. Theo khảo sát, 54% coi phân tích dữ liệu lớn là cần thiết để tạo sự khác biệt trong cạnh tranh. Tiếp đó là để phục vụ khách hàng chính xác như mong muốn của họ. Tuy nhiên, để biến điều này thành hiện thực, các doanh nghiệp cần lưu ý một số yếu tố sau để đảm bảo kinh doanh thành công trong môi trường dữ liệu lớn.
Một số yếu tố thúc đẩy kinh doanh thành công trong môi trường dữ liệu lớn
Tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có
Phát triển các ứng dụng dữ liệu lớn thường bắt đầu như các dự án độc lập, khi đó vấn đề về công cụ cơ sở hạ tầng mới thường được cân nhắc. Theo kết quả khảo sát, 67% số người được lấy ý kiến cho rằng công cụ tích hợp với các ứng dụng dữ liệu lớn là rất quan trọng. Vì thế, các doanh nghiệp nên đánh giá các cơ sở hạ tầng hiện có, vì rất có thể có nhiều công cụ phù hợp với ứng dụng dữ liệu lớn. Điều này sẽ giúp các tổ chức tận dụng được các công cụ hiện có trong môi trường dữ liệu lớn, tránh lãng phí.
Thực hiện một kế hoạch duy nhất
Trong số những người được khảo sát, 61% trong số họ đều nhận định, một kế hoạch duy nhất trong giám sát hoạt động của toàn doanh nghiệp là rất quan trọng. Việc có một kế hoạch duy nhất trong toàn bộ quá trình hoạt động là nhân tố trực tiếp đi tới thành công trong việc xây dựng các mức dịch vụ. Không có điều này, việc phát hiện lỗi và chậm trễ xử lý ở một khâu nào trong tiến trình hoạt động sẽ rất phức tạp.
“Một kế hoạch duy nhất là đặc biệt quan trọng khi mà các tổ chức tìm kiếm những lợi ích trong việc thực hiện giám sát hoạt động tải và dừng tải dữ liệu. Tải thành công dữ liệu và dừng tải, giống như hoạt động truyền các tập tin, là các bước tiền xử lý và hậu xử lý của quá trình xử lý ứng dụng dữ liệu lớn”, Reddick cho biết.
Và theo Reddick, điều quan trọng là phải giám sát tiến trình công việc từ đầu đến cuối, chứ không chỉ giám sát công việc một cách riêng lẻ. Một kế hoạch duy nhất sẽ giúp chủ động giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, sắp xếp lại công việc theo thứ tự ưu tiên cần thiết, và cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Lựa chọn công cụ cung cấp khả năng “Tự phục vụ”
Các công cụ cho phép các doanh nghiệp khai thác ứng dụng dữ liệu mới liên tục được tung ra thị trường. Điều đó có nghĩa rất nhiều thử nghiệm quy trình ứng dụng được thực hiện. Khi đó, nhu cầu về công cụ có khả năng “Tự phục vụ” cho các nhà phát triển ứng dụng và người dùng doanh nghiệp là rất quan trọng.
Reddick nhận định, thời kỳ dựa vào nhân viên CNTT để nắm bắt thông tin về tình trạng và trạng thái của hoạt động kinh doanh và dịch vụ không còn lâu nữa. Bởi đây là phương thức không hiệu quả và tốn kém để triển khai hoạt động kinh doanh. Sự phát triển chóng mặt của các công nghệ mới sẽ cho phép các nhà phát triển ứng dụng có được các công cụ để cung cấp khả năng tự phục vụ cho chính họ.
Sử dụng điện toán đám mây
Khi các tổ chức xây dựng môi trường dữ liệu lớn của họ, điện toán đám mây nổi lên như một công cụ để xác nhận và thử nghiệm. Theo kết quả khảo sát, 44% số người được hỏi cho rằng sử dụng đám mây để giám sát khối lượng công việc là rất quan trọng.
Trong các môi trường dữ liệu lớn, tốc độ tăng trưởng dữ liệu diễn ra mạnh mẽ. Vì thế các tổ chức cần phải xem xét xử lý dựa trên đám mây để đáp ứng sự tăng trưởng dữ liệu.
Kết luận
Khi các công ty có quan điểm đúng, làm việc theo nhóm, và sở hữu các công cụ có thể hướng dẫn tổ chức tốt trong tương lai, tiềm năng xung quanh dữ liệu lớn là vô cùng to lớn, mà theo quan điểm của Reddick, Giám đốc tiếp thị giải pháp BMC Software, đó là: “Khi mọi người nhìn thấy các khả năng, họ sẽ tiếp tục tìm ra những cách sáng tạo mới để tận dụng dữ liệu.”
Nguồn: antoanthongtin.vn