Dẹp tan thói quen hay trì hoãn của lập trình viên bằng “quy tắc 2 phút”
Gần đây, tôi có thực hiện một nguyên tắc rất đơn giản để tạo ra một thói quen tốt cho bản thân, đánh bật sự chần chừ từ bên trong. Tôi sẽ chia sẻ cho mọi người thử nghiệm để xem nguyên tắc đó hiệu quả đến đâu. Điều tuyệt vời nhất của nguyên tắc này là nó quá đơn giản. Đơn giản ...
Gần đây, tôi có thực hiện một nguyên tắc rất đơn giản để tạo ra một thói quen tốt cho bản thân, đánh bật sự chần chừ từ bên trong.
Tôi sẽ chia sẻ cho mọi người thử nghiệm để xem nguyên tắc đó hiệu quả đến đâu.
Điều tuyệt vời nhất của nguyên tắc này là nó quá đơn giản. Đơn giản đến mức chả thể nào dễ hơn được thế nữa.
Quy tắc 2 phút
Hầu hết tất cả các tasks mà bạn đang chần chừ đều không khó để thực hiện – bạn có thừa tài năng và kỹ thuật để hoàn thành chúng – chỉ đơn giản là bạn cứ lần lữa không chịu làm với hết lý do này lý do khác mà thôi.
Quy tắc 2 phút sẽ giúp bạn vượt qua sự lười biếng đó, vì nó dễ đến mức bạn không thể từ chối việc bắt đầu hành động.
*
Sau đây là 2 phần của quy tắc cần phải nhớ:
Phần 1 – Nếu 1 vấn đề chỉ cần ít hơn 2 phút, hãy thực hiện nó ngay lập tức
Đó cũng là điều được ghi trong tác phẩm bán chạy nhất của David Allen – Getting Things Done.
Thật đáng ngạc nhiên khi rất nhiều thứ chúng ta lảng tránh nhưng lại tốn rất ít thời gian. Ví dụ như việc rửa bát ngay sau khi ăn, nhét quần áo vào máy giặt, đi đổ rác, gửi mail v.vv..
Nếu chỉ cần bỏ ra 2 phút hoặc ít hơn để hoàn thành một việc gì đó, thì hãy ngay lập tức làm nó luôn.
Phần 2: Nếu bạn bắt đầu 1 thói quen mới, hãy thực hiện điều đó trong vòng 2 phút
Liệu bạn có thể thực hiện tất cả các mục tiêu của mình ít hơn 2 phút ?? Đương nhiên là không.
Tuy nhiên, tất cả mọi thứ đều có thể bắt đầu trong 2 phút. Và đó điều mà quy tắc này hướng tới.
Nghe mọi thứ có vẻ quá đơn giản để thay đổi sự lười biếng của mình phải không? Thế nhưng, tôi lại có suy nghĩ khác. Quy tắc này sẽ hữu hiệu với tất cả mọi vấn đề của bạn, vì một lý do đơn giản: tính vật lý của thực tế cuộc sống.
Tính vật lý của thực tế cuộc sống
Như Sir Isaac Newton đã từng phát biểu, một đối tượng đứng yên sẽ có khuynh hướng đứng yên, và một đối tượng đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động. Điều đó cũng đúng với con người, chứ không riêng gì quả táo đã rơi vào đầu ông.
Quy tắc 2 phút hoạt động với cả những mục tiêu lớn cho đến mục tiêu nhỏ, vì điều mà nó tác động đến, thực chất chính là quán tính. Một khi bạn đã bắt tay vào làm một việc, sẽ rất dễ dàng để bạn tiếp tục công việc đó. Tôi thực sự thích ý tưởng của Quy tắc 2 phút vì mọi điều tốt đẹp nhất chỉ xảy ra khi chúng ta thực sự bắt đầu.
Bạn muốn thành một nhà văn giỏi hơn? Hãy bắt đầu với một câu văn (chỉ trong 2 phút), và bạn sẽ thấy bạn đang viết hàng giờ đồng hồ.
Bạn muốn ăn uống lành mạnh hơn Hãy bắt đầu chỉ với 1 miếng táo chả hạn, rồi bạn sẽ nghiện hoa quả, salad sớm thôi.
Bạn muốn tạo thói quen đọc sách Hãy mở trang đầu tiên và đọc đi, cho đến khi kịp nhận ra, thì bạn chắc đã đọc 2-3 chương rồi đấy.
Bạn muốn rèn luyện chạy bộ 3 lần/tuần Mỗi thứ 2, thứ 4, thứ 6, hãy xỏ giày và bước ra ngoài (chỉ trong 2 phút), bạn sẽ thấy mình chạy qua hàng dặm đường thay vì trì trệ ngồi nhà ăn bỏng ngô.
Yếu tố quan trọng nhất của việc duy trì một thói quen mới, chính là sự bắt đầu – ko chỉ ở lần đầu tiên, mà là ở mỗi lần. Đừng đặt nặng thành tích, hãy kiên định với mục tiêu của mình. Trong nhiều trường hợp, quá trình khởi động còn quan trọng hơn cả sự thành công, vì sau khi bạn bắt đầu, bạn luôn có thừa thời gian để cải thiện dần hiệu năng của mình.
*
Quy tắc 2 phút không hướng đến kết quả, mà hướng đến phương pháp làm việc trong thực tế. Hãy hành động, và để mọi thứ xuôi theo dòng chảy đó.
The system is more important than the goal.
Techtalk via Viblo