Diện mạo của kiểm thử phần mềm
Sự lớn mạnh của ngành Công nghệ điện tử – nhất là Công nghệ phần mềm kéo theo sự ra đời của nhiều sản phẩm phần mềm đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác. Đó là tiền đề để cho nghề kiểm thử phần mềm (Tester) trở nên phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu xem diện mạo của kiểm thử phần mềm ...
Sự lớn mạnh của ngành Công nghệ điện tử – nhất là Công nghệ phần mềm kéo theo sự ra đời của nhiều sản phẩm phần mềm đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong từng thao tác. Đó là tiền đề để cho nghề kiểm thử phần mềm (Tester) trở nên phổ biến. Hãy cùng tìm hiểu xem diện mạo của kiểm thử phần mềm ra sao trong bài viết này nhé.
Kiểm thử phần mềm là gì?
Kiểm thử phần mềm là một tập hợp các quy trình nhằm điều tra, đánh giá và xác định tính đầy đủ, chất lượng của phần mềm máy tính. Kiểm thử phần mềm đảm bảo sự tuân thủ của sản phẩm phần mềm liên quan đến các yêu cầu về quy định, kinh doanh, kỹ thuật, chức năng và người dùng. Kiểm thử nghiệm phần mềm còn được gọi là kiểm thử nghiệm ứng dụng. Và người làm việc trong lĩnh vực kiểm thử phần mềm được gọi là tester.
Mục tiêu và mục đích chính của kiểm thử phần mềm ?
Tùy vào những đối tượng khác nhau mà kiểm thử phần mềm có những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì mục tiêu chung của nó bao gồm :
- Tìm tất cả cá lỗi và khuyết điểm phát sinh bởi các lập trình viên trong quá trình phát triển phần mềm.
- Đảm bảo sản phẩm cuối cùng đến tay khách hằng hoàn chỉnh, không lỗi, đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
Vì sao kiểm thử lại quan trọng?
Phần mềm, ứng dụng đều là sản phẩm của trí tuệ nhân tạo, chính con người tạo ra chúng. Để có một sản phẩm như vậy, không thể nào không phát sinh lỗi. Điều quan trọng là chúng ta cần phải phát hiện ra những lỗ hổng, khuyết điểm ấy để kịp thời sửa chữa. Đôi khi chính những người trong cuộc, những lập trình viên không thể tìm ra lỗi của chính họ. Bởi tìm ra lỗi của bản thân là không hề đơn giản. Vì thế, cần có một đội ngũ kiểm thử, test lại sản phẩm một cách khách quan, ở một góc nhìn mới để hoàn thiện sản phẩm.
Test phần mềm sẽ giúp hoàn thiện các ứng dụng phần mềm hoặc sản phẩm so với yêu cầu kinh doanh và người sử dụng. Nó là rất quan trọng để có thể đảm bảo để thử nghiệm các ứng dụng phần mềm hoàn toàn và làm cho nó chắc chắn rằng nó hoạt động tốt và theo các thông số kỹ thuật
Có thể bạn quan tâm : Mã độc tống tiền nguy hiểm
Triển vọng nghề nghiệp
Tester chỉ là một hướng đi nhỏ trong ngành công nghệ thông tin rộng lớn. Tuy nhiên vị trí của nghề này đang là một điểm sáng, cần rất nhiều nguồn nhân lực. Như chúng ta đều biết, công nghệ phần mềm đang ngày càng phát triển, vì thế mà ngành kiểm thử phần mềm cũng vì thế mà phát triển theo. Nếu như ở nước ngoài, tỉ lệ giữa lập trình viên và tester là 1:3 (cứ 1 lập trình viên sẽ có 3 tester) thì ở Việt Nam tỉ lệ này là 3:1. Nhìn vào đây chúng ta có thể thấy rằng, ngành này đang rất khát nhân lực. Đây là một hướng đi khá tốt cho những bạn theo đuổi ngành CNTT.
Một khi đã là một Tester, ngoài việc hưởng được những chế độ theo quy định, bạn còn có cơ hội được đào tạo thêm, phát triển, thăng tiến lên những vị trí cao như trưởng nhóm, nhà quản lý… Tất nhiên, đây là vị trí của những chuyên gia, kĩ sư cho nên thu nhập của một nhân viên kiểm thử cũng là đáng mơ ước từ 10 – 20 triệu/tháng tại Việt Nam và cao hơn từ các công ty quốc tế.
Vậy tố chất để theo đuổi nghề tester là gì?
Ngoài kiến thức chuyên môn, mỗi ngành nghề lại có những yêu cầu nghề nghiệp khác nhau và nghề kiểm thử phần mềm cũng không hề ngoại lệ:
- Những yêu cầu cơ bản để có thể theo đuổi nghề nghiệp này chính là tính tỉ mỉ và cẩn thận,kiên nhẫn. Kiểm thử một dự án phần mềm rất cần sự tỉ mỉ, cẩn thận và có óc logic.
- Một phần mềm lớn, một hệ thống khổng lồ cần phải có một chiến lược phân tích kĩ lưỡng cẩn thận, sắp xếp nên kiểm gì trước, kiểm gì sau. Mặt khác phải kiên trì vì có những lỗi phần mềm không hề dễ dàng tìm được.
- Làm việc trong ngành nghề này cũng yêu cầu testers có khả năng đọc hiểu tốt tiếng anh chuyên ngành bởi chủ yếu tài liệu được viết bằng tiếng anh.
- Nhiệt tình, chủ động, sáng tạo,chịu được áp lực và nhiều thử thách cũng là điều cần có khi làm việc trong lĩnh vực này.
Bạn có định hướng nghề nghiệp trong ngành công nghệ thông tin này chưa? Nếu chưa, hãy nghiêm túc nghiên cứu và xem nghề Tester này nhé. Như đã trình bày phần trên, nguồn nhân lực ngành này đang khan hiếm, cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn. Hi vọng bài viết về diện mạo ngành kiểm thử phần mềm sẽ hữu ích cho bạn.