FE CREDIT TECHSPEC – TRẢI NGHIỆM LẬP TRÌNH VÀ LÀM VIỆC TẠI MÔI TRƯỜNG FINTECH HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Fintech Việt Nam hiện có tốc độ phát triển đứng thứ hai Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra giờ đây không phải là liệu Fintech có thay đổi ngành dịch vụ tài chính hay không, mà là công ty nào sẽ áp dụng Fintech tốt nhất để vươn lên dẫn đầu? Tại Việt Nam hiện có 154 công ty hoạt động trong ...
Fintech Việt Nam hiện có tốc độ phát triển đứng thứ hai Đông Nam Á. Câu hỏi đặt ra giờ đây không phải là liệu Fintech có thay đổi ngành dịch vụ tài chính hay không, mà là công ty nào sẽ áp dụng Fintech tốt nhất để vươn lên dẫn đầu? Tại Việt Nam hiện có 154 công ty hoạt động trong lĩnh vực fintech, khoảng 70% đã kêu gọi được vốn đầu tư chạm mốc kỷ lục – 117 triệu USD trong năm 2018.
Cũng chính vì vậy, thị trường cạnh tranh khốc liệt đòi hỏi các công ty càng phải nâng cấp công nghệ để phù hợp với xu hướng chuyển đối số, FE CREDIT cũng không nằm ngoài cuộc chơi đó. Trong những năm vừa qua, FE CREDIT đã có những bước tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ bằng những sản phẩm công nghệ vượt bậc của mình. Nhiều chuyên gia đánh giá đây cũng là một trong những môi trường công nghệ và tài chính năng động, phù hợp với các lập trình viên muốn tiến xa hơn trong sự nghiệp của mình, đặc biệt là ở mảng tài chính – doanh nghiệp.
Trong thời gian gần đây, ngoài những chương trình đầu tư đình đám cho các startup fintech trong khu vực, FE CREDIT còn mở ra nhiều cơ hội nhằm giúp các bạn lập trình viên có thể trải nghiệm làm việc cùng đội ngũ quốc tế chuyên nghiệp nhất thông qua chương trình TECHSPEC. Hãy cùng tìm hiểu công việc của một lập trình viên tại FE CREDIT như thế nào nhé.
Sau đây sẽ là chia sẻ của anh Nguyễn Tuấn Cường – Senior Software Developer tại FE CREDIT
Chào anh Cường, anh có thể giới thiệu một chút về vị trí và công việc của anh tại FE CREDIT?
Tại FE CREDIT, mình hiện đảm nhiệm vị trí chuyên viên phát triển phần mềm. Công việc chính của mình hiện nay là phát triển phần mềm, ứng dụng để hỗ trợ khối back office, cũng như cho các phòng ban kinh doanh khác. Một sản phẩm ví dụ là Sales Portal, đây là nơi cung cấp thông tin để hỗ trợ Sales hoàn thành công việc, tương tác với khách hàng thuận lợi và dễ dàng hơn. Mình hiện đang phát triển chính MVC .NET framework vì tính phổ biến, nên nền tảng này có thể đáp ứng được nhiều nhu cầu ứng dụng và hỗ trợ cho Sales.
Team anh hiện tại có bao nhiêu người đang thực hiện các dự án?
Team mình hiện bao gồm 30 người, còn riêng team .NET thì hiện đang có khoảng 9 nhân sự, đảm nhiệm phát triển Sales Portal và những ứng dụng hỗ trợ các phòng ban khác ngoài Sales. Đây là một ứng dụng nội bộ giúp cho các bạn Sales được làm việc hiệu quả hơn.
Theo anh đâu là sự khác biệt trong việc giải quyết vấn đề giữa team Tech Việt Nam và các bạn nước ngoài trong công việc hàng ngày?
Vừa rồi bên mình cũng triển khai một yêu cầu bên bộ phận Card (Thẻ), với yêu cầu thay đổi một cái đã có sẵn, xuất phát từ phòng ban nghiệp vụ. Người phân tích là bạn Business Analyst (BA) người Ấn Độ, còn mình đảm nhiệm vai trò là Dev, toàn bộ thông tin liên lạc đều thông qua anh BA ấy. Trong quá trình lấy nghiệp vụ và tìm hiểu, anh BA sẽ lấy nghiệp vụ từ Card Foundation, đó là những yêu cầu sát sao gần với thực tế họ muốn.
Có nhiều giải pháp được đưa ra thời điểm đó, phía bên BA có những cái nhìn xa hơn, tuy nhiên nó lại tốn nguồn lực hơn và khó có thể làm nhanh để đưa vào sử dụng ngay được. Bên phía team Việt Nam thì có giải pháp tạm gọi là “ngắn hạn”, có thể đưa vào ứng dụng được ngay. Sau khi họp với nhau lần nữa, bên nghiệp vụ cũng thấy rằng đây chỉ là yêu cầu nhỏ chứ không cần sử dụng công nghệ tầm cao và xa như thế. Cuối cùng, giải pháp bên mình được lựa chọn vì đi sát với yêu cầu thực tế của nghiệp vụ.
Sự khác nhau giữa team Việt và các bạn người nước ngoài có thể ở chỗ, các bạn ấy có cái nhìn sâu xa và đáp ứng nhu cầu ở giai đoạn lâu và dài. Tuy nhiên, còn tùy vào yêu cầu của bộ phận mà lựa chọn giải pháp thích hợp hơn.
Anh có thể chia sẻ quy trình phát triển sản phẩm tại FE?
Anh thuộc bộ phận Dev nên anh sẽ làm việc với BA, App Support (AS), QC là chính, ít khi tương tác với phòng ban nghiệp vụ – Business User (BU). Một yêu cầu xuất phát từ phòng ban nghiệp vụ, lúc đó Dev chưa biết gì hết, sẽ được BA tiếp nhận và phân tích. Sau khi được phân tích và làm rõ với BU, BA sẽ chuyển lên cho Head of BA, sau đó sẽ bàn giao cho Head của Dev thông qua hệ thống REDMINE.
Sau khi Dev làm xong sẽ có bước test IT trong nội bộ, có QC tham gia, đến Unity thì có BU tham gia, QC test. Sau khi test xong, sẽ tiến hành deploy đưa hệ thống lên. Tùy theo hệ thống, nếu đã được security rồi, yêu cầu trên hệ thống cũ đã có, đã vượt qua security, thì Giám Đốc mảng vận hành IT sẽ duyệt. Sau đó sẽ đẩy qua probation, probation sẽ chạy thực tế.
Trong thời gian probation, BA sẽ viết tài liệu và handover qua AS, sau đó AS sẽ phụ trách việc hỗ trợ. Khi có bất kỳ issue hay lỗi nào mình đưa ra Change Request (CR), BA phân tích để xem xét có cần đưa qua Dev hay AS sẽ xử lý. Project Manager (PM) sẽ phụ trách tính toán thời gian, resource và chi phí, tùy vào dự án lớn hay nhỏ.
Ngoài dự án Sales Portal ra, Anh có thể chia sẻ thêm về dự án hay sản phẩm mà anh tâm đắc?
Anh có tham gia làm một ứng dụng hỗ trợ phòng Underwriting, để các bạn có thể lên thẩm định, một tính năng giúp giải ngân nhanh. Trước đây, sử dụng trên Sales Portal thì giao diện hơi cũ. Với ứng dụng mới này thì UX/UI được nâng cao, có thể dễ thao tác trên điện thoại, máy tính, iPad, … hỗ trợ nhiều cho user.
Bên anh thì quan tâm đến những thuật toán về IT, làm sao để cho hệ thống nhanh hơn và được bảo mật. Tại cùng một thời điểm, có rất nhiều người truy cập vào hệ thống và tương tác liên tục trên đó, bài toán bây giờ là phải làm sao phải nhanh và không bị tranh chấp với nhau về mặt dữ liệu. Đối với ứng dụng này, thứ nhất là bảo mật, thứ hai nó là phần mềm giúp cho underwriting thẩm định nhanh và chính xác hơn.
Anh có lời khuyên gì cho các bạn sinh viên ngành IT có định hướng hay yêu thích công việc này trong lĩnh vực Fintech?
Đối với người mới ra trường, thì mình nên ứng tuyển vào những nơi giao việc ngay cho mình làm, còn về kỹ thuật công nghệ thì tùy vào mỗi người, nếu ai chịu tìm tòi học hỏi thì đều có thể học được hết, và có rất nhiều tài liệu. Khi đến được một nơi có thể và có cơ hội tiếp xúc nhanh thì mình sẽ tập trung vào mảng nào đó để tìm hiểu trước. Bởi vì mới ra trường thì hầu như chưa ai nắm được mình sẽ làm cái gì cả.
Cảm ơn anh về những chia sẻ của mình, những bạn trẻ muốn gia nhập đội cùng team FE CREDIT đây là một trong những cơ hội tốt nhất trong năm để tham gia cùng chương trình TECHSPEC – Với những cơ hội việc làm hấp dẫn cùng với đãi ngộ hấp dẫn nhất.
Về chương trình TECHSPEC
TECHSPEC – do FE CREDIT tổ chức – là chương trình dành cho các bạn trẻ trong lĩnh vực CNTT muốn thách thức bản thân để đạt được thành công trong sự nghiệp. Tham gia TECHSPEC, bạn sẽ có cơ hội làm việc với những dự án công nghệ tiên tiến nhất giúp mang lại giá trị cho doanh nghiệp. Hơn thế nữa, trở thành thành viên FE CREDIT, bạn sẽ được tạo điều kiện để nắm bắt mọi cơ hội và đạt được các kỹ năng chuyên môn mà bạn cần.
Tại sao không thể bỏ qua TECHSPEC?
- Xây dựng nền tảng vững chắc cho lộ trình sự nghiệp trong lĩnh vực IT thông qua lộ trình phát triển liên tục, xuyêt suốt 12 tháng
- Nắm bắt được các kĩ năng cứng và kĩ năng mềm cần thiết
- Thực sự tham gia vào những dự án công nghệ tiên tiến
- Đồng hành và học hỏi từ các chuyên gia – kĩ sư senior tại FE CREDIT
- Phát triển tư duy và mindset doanh nghiệp
- Phúc lợi gia tăng tương ứng với lộ trình phát triển
- Chế độ phúc lợi và đãi ngộ hấp dẫn (phụ cấp ăn uống, lương tháng 13, thưởng hiệu quả làm việc, bảo hiểm sức khoẻ, cùng nhiều chính sách hấp dẫn khác từ FE CREDIT)
Phát triển sự nghiệp:
Năm nay sẽ có 4 mảng (domain) chính để bạn tập trung phát triển sự nghiệp của mình. Lưu ý rằng bạn chỉ được chọn 1 trong 4 mảng sau:
- Software Development
- Business Analysis
- Project Management
- Quality Assurance
Contact:
Mobile: (028) 3911 5212 – Ext: 10594
Facebook: FE CREDIT CAREER HUB