Giới thiệu về chứng chỉ PMP
Nội dung Giới thiệu chung Điều kiện dự thi Lệ phí thi Cấu trúc bài thi Địa điểm thi Thông báo kết quả thi Duy trì chứng chỉ sau khi đỗ Kết Luận Giới thiệu chung Tại một thời điểm nhất định trong sự nghiệp, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ đến làm thế nào để tiến một ...
Nội dung
- Giới thiệu chung
- Điều kiện dự thi
- Lệ phí thi
- Cấu trúc bài thi
- Địa điểm thi
- Thông báo kết quả thi
- Duy trì chứng chỉ sau khi đỗ
- Kết Luận
Giới thiệu chung
Tại một thời điểm nhất định trong sự nghiệp, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ đến làm thế nào để tiến một bước tiếp theo. Và cụ thể trong lĩnh vực Quản lí dự án, nhiều người cho rằng nên thi lấy Chứng chỉ Quản Lý dự án chuyên nghiệp (PMP) của Học viện Quản lý dự án (PMI).
Vậy PMP là gì?
PMP mang lại cho chúng ta những lợi ích gì?
Làm thế nào chúng ta đạt được PMP?
Nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Giới thiệu Chứng chỉ PMP
Chứng chỉ PMP (Project Management Professional), ra đời từ năm 1984 do Viện quản trị dự án quốc tế PMI (Project Management Institute – www.pmi.org) cung cấp. Là chứng chỉ quốc tế được thế giới đánh giá gần như là “uy tín nhất”. Chứng chỉ PMP được cấp cho các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý dự án thuộc đa ngành nghề như CNTT, xây dựng, marketing, sản xuất…
Lợi thế khi có chứng chỉ PMP
Hiện nay các tập đoàn và công ty đa quốc gia trên thế giới đều công nhận chứng chỉ PMP® như là thước đo mức độ chuyên nghiệp của các chuyên gia quản lý dự án. Các dự án quốc tế đều đòi hỏi các Giám đốc dự án phải có chứng chỉ PMP. Các khách hàng lớn cũng yêu cầu công ty thực hiện dự án phải đảm bảo có đủ số lượng yêu cầu về Giám đốc dự án sở hữu chứng chỉ PMP.
Sở hữu chứng chỉ quản lý dự án quốc tế PMP bạn đạt ưu điểm: Được quốc tế công nhận năng lực trong quản lý dự án: Đạt được chứng chỉ PMP, tên của bạn sẽ được nằm trong nhóm những chuyên gia quản lý dự án uy tín được cộng đồng quốc tế công nhận và chứng tỏ bạn có một nền tảng kiến thức quản lý dự án vững chắc để sẵn sàng ứng tuyển vào vị trí công việc tại các tập đoàn đa quốc gia.
- Đạt được mức lương tốt hơn: Dựa trên bản khảo sát quốc tế của tổ chức ZDNET, chứng chỉ PMP được xếp vào hàng chứng chỉ được trả lương cao nhất. Hơn thế nữa, mức lương của những nhà quản lý dự án đã đạt được chứng chỉ PMP cao hơn 20% so với cùng vị trí những giám đốc dự án mà chưa có chứng chỉ PMP.
- Gia tăng cơ hội công việc: có hơn 20% công việc yêu cầu chứng chỉ chuyên môn PMP phù hợp. Điều này tạo nên thị trường công việc cực kỳ tốt cho những nhà quản lý dự án có chứng chỉ PMP.
- Được công nhận bởi những tập đoàn hàng đầu thế giới: Chứng chỉ PMP được công nhận chính thức bởi những tổ chức hàng đầu thế giới (Microsoft, IBM, American Express..) họ đã công nhận chứng chỉ PMP và khuyến khích những giám đốc dự án của họ lấy chứng chỉ PMP. Điều này nói lên rằng chứng chỉ PMP là một tiêu chuẩn cho các giám đốc dự án.
Điều kiện dự thi
Ngoài ý muốn theo đuổi sự nghiệp quản lý dự án, bạn cần phải có kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp. PMI công nhận hai con đường đào tạo đế lấy chứng chỉ PMP, chi tiết như sau:
- Một là Hệ bốn năm (Bằng cử nhân hoặc bằng tương đương có giá trị toàn cầu), yêu cầu trên 3 năm kinh nghiệm quản lý dự án hoặc 4500 giờ lãnh đạo và chỉ đạo dự án
- Hai là Hệ trung học (Bằng trung học, bằng cao đẳng hoặc bằng có giá trị tương đương trên toàn cầu), yêu cầu trên 5 năm kinh nghiệm quản lý dự án hoặc 7500 giờ lãnh đạo và chỉ đạo dự án
- Cả hai đều cần 35 giờ đào tạo quản lý dự án
Tất cả các kinh nghiệm này phải được tích luỹ trong thời hạn không quá 8 năm trước khi nộp đơn xin. PMI cũng quy định rõ kinh nghiệm chuyên môn của bạn phải không chồng chéo, nghĩa là nếu bạn quản lý hai dự án cùng một lúc, bạn chỉ có thể tính là một trong mục kinh nghiệm quản lý dự án của bạn. Hơn nữa, kinh nghiệm này phải phù hợp với các nhiệm vụ, kiến thức và kỹ năng được nêu trong nội dung thi PMP
Lệ phí thi
Cấu trúc bài thi
Bài thi PMP có format như sau: Gồm 200 câu hỏi dạng multiple choices, mỗi câu có 4 phương án trả lời, chọn 1 trong 4 phương án đó. Trong 200 câu, có 175 câu được tính điểm, 25 câu chỉ nhằm mục đích thống kê của PMI. Khi thi không biết câu nào không tính điểm, câu nào được tính điểm.
Thời gian làm bài thi là 4 giờ chủ yếu trên computer based. PMI chỉ chấp nhận cho thi Paper based khi thí sinh ở cách địa điểm thi 300KM so với địa điểm thi hoặc theo hình thức một công ty tổ chức cho nhân viên thi và chỉ có nhân viên của công ty đó được thi.
Phân phối phần trăm câu hỏi theo các domain trên tổng số 200 câu hỏi như sau:
Địa điểm thi
Hệ thống trung tâm thi Prometric trải rộng khắp ở 160 quốc gia, với hơn 10.000 test center. Bạn có thể vào trang web http://www.prometric.com/PMI/default.htm để tìm địa điểm thi gần nơi ở nhất.
Ở Việt Nam, hiện có Trung tâm Nhất Nghệ có thể tổ chức thi chứng chỉ PMP. Hãy vào trang web sau để tìm hiểu thêm http://www.nhatnghe.com/?id=huongdanthi
Thông báo kết quả thi
Nếu bạn thi computer-based thì bạn sẽ biết ngay kết quả sau khi hết 4 tiếng làm bài thi. Còn nếu bạn thi trên giấy, bạn sẽ phải đợi từ 6-8 tuần sau mới biết kết quả.
Tờ kết quả (score) không thông báo điểm cụ thể mà chỉ thông báo bạn đỗ hay trượt và đánh giá level Proficiency, Moderately Proficiency và below Proficient ở mỗi domain initiating, planning, executing, monitoring and controlling, closing và Code of Ethics. Còn nếu bạn trượt thì tờ thông báo cũng chỉ ra những domain bạn còn yếu, cần bổ sung thêm kiến thức để thi lại.
Bạn được quyền thi lại tối đa 3 lần trong 1 năm kể từ khi bạn nhận được giấy chứng nhận được quyền thi được cấp bởi PMI. Nếu vẫn không đỗ, bạn phải đợi 1 năm tính từ thời điểm thi cuối cùng để được thi lại.
Duy trì chứng chỉ sau khi đỗ
Sau khi thi đỗ chứng chỉ PMP, bạn phải tham gia vào chương trình “Yêu cầu duy trì chứng chỉ” – Continuing Certification Requirements (CCR) của PMI.
Chứng chỉ PMP có giá trị trong thời hạn 3 năm. Trong 3 năm này, bạn phải tham gia các hoạt động và lấy được ít nhất 60 PDUs – Professional Development Units.
Mục đích là để tiếp tục nâng cao năng lực nghiệp vụ, giao lưu học hỏi với các PMP khác và đóng góp, quảng bá cho PMI. Có 12 cách để lấy được PDUs, hãy xem thêm link sau để biết thông tin chi tiết http://www.pmi.org/Pages/Ten_Ways_to_Earn_PDUs.aspx
Kết Luận
Bất kể là bạn đang tìm kiếm công việc quản lý dự án hay chỉ mới bắt đầu sự nghiệp quản lý dự án, bạn nên thêm vào hồ sơ chứng chỉ PMP.
PMP cần thiết vì nó phục vụ cho chính công việc của những người làm dự án, kể cả ở vị trí quản lý như Project Management Office staff, project manager hay ở vị trí là một thành viên bình thường. Người PM có thể áp dụng khung (framework) trong PMP vào việc điều hành dự án, thay đổi những cách làm không hiệu quả, nâng cao khả năng thành công của dự án. Các thành viên dự án cũng có thể dùng kiến thức PMP để hiểu được các thuật ngữ, nắm được quy trình, process trong phát triển dự án, hỗ trợ PM quản lý dự án...
Nguồn:https://en.wikipedia.org/wiki/Project_Management_Professional
http://ecci.com.vn/tai-sao-nen-thi-chung-chi-quan-ly-du-an-chuyen-nghiep-2
http://fmit.vn/thi-thu/cuoc-thi-giam-doc-du-an-tai-nang/114/