Giới thiệu văn hoá Nhật Bản: Bên trong (uchi) và bên ngoài (soto)
Nguồn: 日本人の心がわかる日本語/Japanese Words to Understand the Japanese Mind Tác giả: 森田六朗/Morita Rokurou 2011 Nói về bên trong trước tiên là nói tới gia đình của mình và bên ngoài là chỉ xã hội bên ngoài. Vì nguyên nhân này, từ gia (家) trong từ gia đình cũng được đọc là uchi, đồng âm với từ bên ...
Nguồn: 日本人の心がわかる日本語/Japanese Words to Understand the Japanese Mind
Tác giả: 森田六朗/Morita Rokurou 2011
Nói về bên trong trước tiên là nói tới gia đình của mình và bên ngoài là chỉ xã hội bên ngoài.
Vì nguyên nhân này, từ gia (家) trong từ gia đình cũng được đọc là uchi, đồng âm với từ bên trong (内).
Đối với người Nhật, từ trong đầu tiên chính là gia đình của mình. Sau đó phát triển rộng lên thì trong đối với mình chính là trường học của mình, công ty của mình...là các tổ chức mà mình thuộc về. Các tổ chức mà mình không thuộc về thì sẽ là bên ngoài.
Khi còn bé, chúng ta thường ghen tỵ khi bạn bè có đồ chơi đẹp và đòi bố mẹ mua cho. Lúc đó các bậc cha mẹ người Nhật sẽ nói rằng Nhà người ta là nhà người ta, nhà mình là nhà mình, hãy biết kiềm chế. Từ nhà mình trong tiếng Nhật cũng dùng từ uchi (bên trong).
Hoặc khi bố mẹ nhờ vả cô giáo quan tâm đến con mình, khi nói ”con tôi" cũng dùng uchi để chỉ bản thân mình.
Người trong gia đình đương nhiên là người phía bên trong đối với mình, người trong cùng công ty cũng dùng uchi, trong cùng một phòng ban cũng dùng uchi, khác phòng ban trong công ty dùng bên ngoài. Trong cùng phòng ban cũng phân chia theo có cùng một nhóm làm dự án hay không.
Tóm lại, trong hay ngoài thay đổi theo các tổ chức mà mình thuộc về. Khi trong một tổ chức mình thuộc về phát sinh vấn đề gì đó thì các thông tin xử lý cũng được giữ kín trong nội bộ, không được để rò rỉ ra bên ngoài. Lúc này cũng dùng uchi.
Bên ngoài còn được dùng trong quần áo mặc đi ra ngoài, trong mối quan hệ giữa 2 người thân thiết nhưng tỏ ra khách sáo với nhau.
Bình thường trong tiếng Nhật sử dụng kính ngữ với cấp trên và người lạ. Vì thế, khi đã thân thiết rồi mà vẫn sử dụng kính ngữ thì lại là thể hiện sự không thân thiện. Tuy nhiên, nếu không thân thiết lắm mà lại dùng từ ngữ quá suồng sã thì cũng không ổn.
Với người Nhật, trong hay ngoài được thể hiện qua ngôn ngữ, thái độ, hành động và là một tiêu chuẩn cực kỳ được chú trọng.
Tìm hiểu sâu hơn
Triết gia Watsuji Tetsurou trong cuốn Phong thổ, người vợ gọi chồng là uchi, người chồng gọi người vợ là trong nhà và nói rằng cách phân biệt trong ngoài như thế này không có ở phương Tây. Ngoài ra nhà xã hội nhân chủng học Nakane Chie trong cuốn “Mối quan hệ nhân sinh trong xã hội thẳng đứng” cũng đã nêu ý thức trong ngoài của người Nhật phản ánh rõ nét trong sự thống nhất của tổ chức, trong đó có cả sự bài trừ những người nằm ngoài tổ chức.
Trong tiếng Nhật, có rất nhiều câu tục ngữ dùng uchi và soto: Thông tin nội bộ rò rỉ ra bên ngoài. Trong nhà thì giỏi, ra ngoài thì kém (Uchi benkei). Lễ nghĩa chỉ dành cho những người “bên trong" (Uchi iwai). Đối với bên ngoài thì nhẹ nhàng lịch sự, với bên trong thì thái độ lại không tốt (Soto dura ga ii).