12/08/2018, 14:11

Giới thiệu văn hoá Nhật Bản:Thế gian

Nguồn: 日本人の心がわかる日本語/Japanese Words to Understand the Japanese Mind Tác giả: 森田六朗/Morita Rokurou 2011 “Thế gian" trong tiếng Nhật không chỉ một nơi nào hay một ai đó cụ thể mà chỉ xã hội nơi mà chúng ta thuộc về, nơi mà những người không cùng chung một gia đình có quan hệ với nhau như cùng ...

Nguồn: 日本人の心がわかる日本語/Japanese Words to Understand the Japanese Mind

Tác giả: 森田六朗/Morita Rokurou 2011

“Thế gian" trong tiếng Nhật không chỉ một nơi nào hay một ai đó cụ thể mà chỉ xã hội nơi mà chúng ta thuộc về, nơi mà những người không cùng chung một gia đình có quan hệ với nhau như cùng làm chung trong công ty hay hoạt động trong một tập thể nào đó.

Ví dụ, người Nhật khi xảy ra chuyện gì đó thường nói “Không thể nhìn mặt người đời", “bị người ta cười cho". Trong những trường hợp như vậy, “người đời”, “người ta" hay “thế gian? là chỉ những người nằm ngoài gia đình của mình.

Ngoài ra, trên các bản tin chính trị hoặc xã hội thường dùng các cụm từ như “tiếng nói của quần chúng nhân dân", “dân chúng không tha thứ". Trong trường hợp này thì thế gian chính là toàn dân Nhật Bản, xã hội Nhật Bản.

Các ví dụ:

"Cách hành xử như vậy dù có được gia đình tha thứ thì xã hội cũng không thể chấp nhận."

"Đã là sinh viên đại học rồi mà nói những điều đi ngược nguyên tắc đạo đức của xã hội như thế thì sẽ bị chê cười."

"Cho dù có bị (người đời) chỉ trích thì tôi vẫn giữ ý kiến của mình."

Ở ví dụ thứ 2, những nguyên tắc đạo đức của xã hội là những điều trẻ em được dạy từ nhỏ nên nếu lớn lên mà không biết những điều này thì gia đình cũng sẽ bị đánh giá là giáo dục con cái kém.

Tóm lại, “thế gian" trong tiếng Nhật ẩn chứa đằng sau đó là gia đình, cá nhân. Có thể nói có một mối quan hệ đối lập gia đình và xã hội, thế gian. Người Nhật vốn rất chú ý đến mối quan hệ với người khác khi hành xử trong cuộc sống nên có rất nhiều câu cao dao tục ngữ dùng từ “thế gian"

“Trên đời không chỉ có người xấu"

“Gió đời thật lạnh" = “Trong nhà thì được đối xử thân yêu nhẹ nhàng nhưng ra xã hội thì thật khắc nghiệt"

“Không nhìn được mặt người đời" = Bản thân làm việc gì đó xấu xa, thấy xấu hổ và không dám nhìn mặt mọi người"

Tóm lại là với cách dùng như thế, người Nhật thường để ý người đời đánh giá thế nào về bản thân và gia đình mình. Một gia đình được xã hội đánh giá như thế nào rất quan trọng với người Nhật.

Ví dụ,

“Làm mất danh dự gia đình”: “1 thành viên trong gia đình làm việc xấu tổn hại đến danh tiếng của gia đình”

“Bôi xấu mặt bố mẹ"

Hiện nay, suy nghĩ về gia đình không còn quá được xem trọng như trước kia nhưng trong cư xử, hành vi của người Nhật, họ luôn ý thức sâu sắc về 2 điều là “gia đình mình” và “thế gian”.

Tìm hiểu sâu hơn

Trong tiếng Nhật hiện đại, từ “nhân gian" mang ý nghĩa gần như tương đương với từ “người” tuy nhiên ý nghĩa ban đầu không phải như vậy. Ý nghĩa ban đầu là quan hệ giữa người và người, là thế giới loài người.

Trong tiếng Trung hiện đại, “nhân gian" cũng có nghĩa là “thế gian", “thế giới" chứ không chỉ con người.

Vậy tại sao người Nhật lại dùng “nhân gian" với nghĩa là con người?

Từ này được triết gia Watsuji Tetsurou khởi xướng trong cuốn “Luân lý học về sự học của nhân gian". Trong đó, ông đề cập đến con người sống trong thế giới, con người là khởi đầu, ngọn nguồn của mối quan hệ trong cuộc sống. Vì thế, “nhân gian" mang 2 nghĩa là con người và thế gian, chỉ đặc trưng của con người.

Con người vốn tồn tại độc lập trong xã hội và nhân gian mang nghĩa là mối quan hệ qua lại giữa người và người và chính là chỉ con người.

0