12/08/2018, 13:50

Hiệu ứng sự thật (ảo tưởng)

Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến chuyện một lời nói dối, nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng sẽ dần dần làm người khác tin rằng nó là sự thật? Đó chính là một trong những biểu hiện của hiệu ứng sự thật ảo tưởng, và bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về hiệu ứng này cũng như ...

Chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe đến chuyện một lời nói dối, nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần cũng sẽ dần dần làm người khác tin rằng nó là sự thật? Đó chính là một trong những biểu hiện của hiệu ứng sự thật ảo tưởng, và bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về hiệu ứng này cũng như nguyên nhân của nó. Bài viết dưới đây được dịch từ bài gốc The Truth Effect and Other Processing Fluency Miracles

Tại sao có rất rất nhiều người tin rằng con người chỉ sử dụng 10% khả năng của bộ não, hay người Eskimo có tới n từ để chỉ "tuyết", với n là con số tùy ý để đạt được mục đích thuyết phục đối phương? Hay nghiêm trọng hơn, là tại sao một số người, nhất là khán giả của kênh Fox News khăng khăng tin rằng Saddam Hussein có dính dáng trong vụ 9/11? Tại sao người bán ô tô ở đại lý xe bạn hay đi qua trên đường đi làm mỗi sáng - người hay vẫy chào bạn trông có vẻ rất đáng tin, dù bạn biết rằng không bao giờ - không bao giờ được phép tin những người bán xe secondhand dù trong bất kì hoàn cảnh nào? Câu trả lời cho những câu hỏi trên, hay tất cả những câu hỏi bạn sẽ hỏi, là do sự xử lý thông tin của các Tế bào thần kinh phản chiếu (Một loại cơ chế trong não bộ giúp chúng ta có được khả năng đồng cảm, thấu hiểu). Dĩ nhiên, sự trôi chảy trong xử lý thông tin (processing fluency) này không phải là câu trả lời cho mọi câu hỏi, nhưng ít nhất, nó cũng là một phần nguyên nhân.

Rất có thể bạn đang nghĩ, trời ạ, thế cuối cùng processing fluency là cái gì, và tại sao nó lại có tác động nhiều đến vậy trong cuộc sống? Tôi sẽ cho ban biết, nhưng trước hết hãy làm quen với hiệu ứng sự thật trước đã. Hiệu ứng sự thật, hay chính xác hơn là hiệu ứng sự thật ảo tưởng (mặc dù chúng nghe có vẻ chẳng liên quan gì đến nhau) được ghi nhận lần đầu tiên bởi Hasher, Goldstein, and Toppino vào năm 1977. Họ cho những người tham gia thí nghiệm xem một danh sách những phát ngôn trông có vẻ đáng tin cậy 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tuần, và hỏi những người tham gia xem họ có tự tin rằng những phát ngôn đó đúng hay sai không. Một vài phát ngôn là đúng, một số lại sai, nhưng những sinh viên tham gia thí nghiệm này không có vẻ gì biết về những điều này. Ví dụ, một người tham gia có thể đọc được ở đâu đó rằng "Kentucky là bang đầu tiên ở phía Tây Alleghenies được xác lập bởi những người khai phá", và "French Horn được thưởng tiền mặt khi ở lại trong quân ngũ"", đây là những phát ngôn đúng (hoặc ít nhất là cái thứ 2 đúng), và "Zachary là tổng thống đầu tiên chết trong văn phòng", đây là một phát ngôn sai.

Cốt lõi nằm ở sự lặp đi lặp lại. Mỗi người tham gia xem 60 phát ngôn trong mỗi lượt, và mỗi lần lại có 40 câu mới (những câu không xuất hiện ở lần xem trước). Có 20 câu được lặp đi lặp lại trong cả 3 lần xem. Đây là kết quả của những câu sai qua 3 lần xem (tỉ lệ tự tin theo thang 1-7, với 7 là mức cao nhất).

truth effect   Google Docs.png

Như các bạn có thể thấy, sự tự tin của người tham gia vào tính đúng đắn của những phát ngôn lặp lại tăng dần qua 3 lần thí nghiệm, nhưng lại gần như giữ nguyên đối với những phát ngôn chỉ xuất hiện 1 lần. Đây là chính là hiệu ứng sự thật: lặp đi lặp lại 1 phát ngôn sẽ làm cho nó nghe có vẻ đúng đắn hơn.

Trong vài thập kỉ, cách lý giải duy nhất cho hiện tượng này, là sự quen thuộc. Schwartz( đã tiến hành một thí nghiệm tương tự với thí nghiệm của Hasher, nhưng thay vì hỏi người tham gia về tính đúng đắn của phát ngôn, ông nhờ họ đánh giá mức độ quen thuộc trước thực nghiệm. Ông khám phá ra rằng sự lặp đi lặp lại làm gia tăng mức độ quen thuộc trước thí nghiệm. Ông đi đến kết luận rằng với các phát ngôn xa lạ, người ta sẽ đánh giá mức độ đúng của chúng dựa trên kí ức xem liệu chúng có đáng tin hay không. Do đó, phát ngôn càng có cảm giác quen thuộc (bị lặp đi lặp lại nhiều lần) thi nó càng có vẻ đúng.

Nhưng sự quen thuộc lại là khái niệm lý thuyết khá trừu tượng. Câu hỏi ở đây là, sự quen thuộc ảnh hưởng như thê nào đến nhận thức của con người? Hẳn bạn đã đoán ra câu trả lời: chính là sự trôi chảy khi xử lý thông tin. Trong 1 thí nghiệm nhỏ, Reber and Schwartz đã thao túng người tham gia xem phát ngôn xa lạ dễ đọc như thế nào. Một số được đưa ra với font chữ sáng màu, làm chúng khó đọc hơn, những phát ngôn khác được in ra với font màu tối hơn, làm chúng dễ đọc hơn. Có những phát ngôn được in sáng màu là sự thật. Người tham gia chỉ đoán xem cái nào đúng cái nào sai, vì họ không biết cái nào đúng cái nào sai cả. Và font chữ tối màu làm phát ngôn có vẻ đúng hơn. Trong một nghiên cứu gần đây, Christian Unkelbach sử dụng Lý thuyết phát hiện tín hiệu để phản bác rằng hiện tượng này do "khả năng phân biệt". Tức là khi phát ngôn xa lạ, processing fluency làm người ta khó phân biệt được giữa phát ngôn đúng và phát ngôn sai.

Câu chuyện về hiệu ứng sự thật này sẽ làm rõ hơn cái gọi là processing fluency: nó chỉ đơn giản thể hiện sự dễ dàng khi xử lý thông tin đầu vào. Thông tin càng dễ xử lý, nó càng diễn ra trôi chảy hơn. Và những đánh giá kiểu này nhan nhản khắp mọi nơi(bạn có thể không nhận ra mình đang làm như vậy). Ví dụ, việc nhận diện nhãn của một thương hiệu bằng tạo hình liên quan đến vật thể trên nhãn làm thương hiệu đó có vẻ được ưa thích hơn, cũng như giới thiệu thông tin về thương hiệu bằng font chữ dễ đọc. Processing fluency cũng có tác động đến việc một ý kiến có vẻ phổ biến hay không. Việc nghe đi nghe lại một ý kiến làm ý kiến đó có vẻ phổ biến hơn, dù bạn chỉ nghe được nó từ một người duy nhất. Một số nhà lý thuyết còn cho rằng chính processing fluency là nền tảng cho trải nghiệm thẩm mỹ của chúng ta.

Xử lý thông tin có thể ảnh hưởng đến việc trông một khuôn mặt có đáng tin hay không. Brown cho các tình nguyện viên xem những khuôn mặt, 2 lần cách nhau từ 2 ngày đến 2 tuần. Một vài khuôn mặt xuất hiện trong cả 2 lần, và một vài khuôn mặt mới trong lần thứ 2, rồi ông đề nghị họ đánh giá xem chúng trông trung thực và chân thành như thế nào. Bất kể khoảng cách giữa 2 lần thí nghiệm dài hay ngắn, những khuôn mặt được lặp lại luôn có vẻ chân thành và đáng tin hơn một chút. Do vậy, nếu bạn nghe một phát ngôn sai từ một người quen thuộc hết lần này đến lần khác, bạn sẽ gặp rắc rối to. Nhờ có processing fluency, người đó sẽ có vẻ trung thực hơn và phát ngôn cũng có vẻ đúng và phổ biến hơn.

Có vẻ những điều này hơi cường điệu. Và sự thực là chúng cường điệu thật. Processing fluency chỉ là một phần. Hiệu ứng sự thật, như được miêu tả trong các phòng nghiên cưu, là một phần nhỏ và nó chỉ có tác dụng với những phát ngôn chúng ta không chắc chắn. Khi ta đã biết điều gì đó về các phát ngôn, ta sẽ dùng những cơ chế khác để xác định tính tin cậy và sự thật của chúng. Vậy nên người ta tin Saddam có dính dáng gì đó đến vụ 9/11 vì nó phù hợp với thế giới qua cách nhìn của họ, và họ tin chúng vì họ đã nghe đi nghe lại rất nhiều lần. Nhưng processing fluency sẽ luôn có ảnh hưởng đến cách ta nhìn nhận thế giới xung quanh, và tôi cũng bị thuyết phục bởi quan điểm rằng Processing fluency diễn ra mọi lúc mọi nơi, và ảnh hưởng đến gần như mọi thông tin mà ta sẽ tiếp nhận. Tôi chỉ không chắc nếu processing fluency có giúp cho người bán xe secondhand vẫy chào tôi mỗi ngày đó thuyết phục được tôi mua chiếc xe mình không muốn chỉ vì ông ta trông đáng tin, và vì ông ta nhắc đi nhắc lại rằng một chiếc Ford Taurus 1999 với từng đấy dặm đi là một món hời so với giá mà ông ta đưa ra.

Tham khảo

Tại sao quảng cáo trên TV cứ được phát đi phát lại nhiều lần?

The Illusion of Truth

0