Hướng dẫn kiểm thử ứng dụng di động cho người mới bắt đầu
Giới thiệu kiểm thử ứng dụng di động Ngày nay, Công nghệ di động và các thiết bị thông minh đang là xu hướng và sẽ thay đổi tương lai của thế giới. Chúng ta đều có thể xác nhận điều đó phải không? Thật là không chuyên nghiệp nếu chúng ta liệt kê những thứ mà thiết bị di động có thể làm được. ...
Giới thiệu kiểm thử ứng dụng di động
Ngày nay, Công nghệ di động và các thiết bị thông minh đang là xu hướng và sẽ thay đổi tương lai của thế giới. Chúng ta đều có thể xác nhận điều đó phải không? Thật là không chuyên nghiệp nếu chúng ta liệt kê những thứ mà thiết bị di động có thể làm được. Như tất cả chúng ta đã biết- chúng có thể làm tốt hơn cả chúng ta.
Bài viết sau đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn về Kiểm thử di động.
1.Kiểm thử phần cứng Thiết bị bao gồm bộ xử lý trong, phần cứng bên trong, kích thước màn hình, độ phân giải, bộ nhớ, camera, radio, bluetooth, wifi. 2.Kiểm thử phần mềm hoặc kiểm thử ứng dụng. Ứng dụng làm việc trên các thiết bị di động và các chức năng của nó được kiểm thử. Điều này gọi là Kiểm thử Ứng dụng di động để phân biệt với các phương pháp có từ sớm hơn. NGay cả trong ứng dụng di động, có một vài điểm khác biệt cơ bản quan trọng cần phải hiểu
a.Ứng dụng gốc : Là ứng dụng được tạo riêng trên một nền tảng giống như di động hoặc máy tính bảng. b.Ứng dụng di động web : Là các ứng dụng phía server để truy nhập vào các website trên di động sử dụng các trình duyệt khác nhau như: Chrome, Firefox bằng cách kết nối tới một mạng di động hoặc mạng không dây giống như WIFI c.Ứng dụng lai : Là sự kết hợp giữa ứng dụng gốc và ứng dụng web. Chúng chạy trên các thiết bị hoặc offline và chúng được viết bằng các công nghệ web như HTML5 và CSS
Một vài điểm khác nhau cơ bản giữa các ứng dụng trên:
- Ứng dụng gốc chỉ chạy trên một nền tảng trong khi ứng dụng di động web thì đa nền tảng.
- Ứng dụng gốc được viết trên nền tảng giống SDKs trong khi ứng dụng di động web được viết với các công nghệ web: html, css, asp.net, java, php
- Trong một vài ứng dụng gốc, việc cài đặt là bắt buộc nhưng trong ứng dụng di động web, việc cài đặt là không cần thiết.
- Ứng dụng gốc có thể được cập nhật từ play store hoặc app store trong khi các ứng dụng di động web thì được cập nhật tập trung.
- Rất nhiều ứng dụng gốc không yêu cầu kết nối internet nhưng ứng dụng di động web thì yêu cầu.
- Ứng dụng gốc làm việc nhanh hơn khi so sánh với ứng dụng di động web
- Ứng dụng gốc được cài đặt thông qua app stores hoặc google play store trong khi ứng dụng mobile web là các websites và được truy nhập thông qua internet.
Ý nghĩa của kiểm thử ứng dụng di động.
Kiểm thử ứng dụng trên thiết bị di động có nhiều thách thức hơn kiểm thử ứng dụng web trên máy để bàn do:
- Phạm vi khác nhau của các ứng dụng di động với sự khác nhau của độ phân giải màn hình và cấu hình phần cứng giống như:bàn phím cứng, bàn phím ảo và các con lăn chuột.
- Sự đa dạng của các thiết bị di động như: HTC, Sam sung, apple, nokia…
- Khác nhau của các hệ điều hành di động: Android, window, ios..
- Sự khác nhau giữa các phiên bản hệ điều hành: IOS5.x, 6.x…
- Sự khác nhau giữa các mạng di động: GSM and CDMA…
- Việc cập nhật thường xuyên: Với mỗi cập nhật nên tạo thêm một vòng kiểm thử mới để chắc chắn rằng không có chức năng nào của ứng dụng bị ảnh hưởng.
Với bất kì ứng dụng nào, kiểm thử ứng dụng di động là rất quan trọng vì thường có hàng triệu người sử dụng sản phẩm. Việc có bug có thể gây ra việc thất thoát tiền, các vấn đề pháp lý và thiệt hại không thể khắc phục trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Những điểm khác nhau cơ bản giữa kiểm thử di động và kiểm thử ứng dụng trên máy để bàn
- Trên máy để bàn, ứng dụng được kiểm thử ở bộ xử lý trung tâm. Với thiết bị mobile, ứng dụng được kiểm thử trên các bộ ứng cầm tay: samsung, nokia, apple…
- Độ phân giải màn hình ứng dụng di động nhở hơn máy để bàn
- Ứng dụng di động có bộ nhớ nhỏ hơn máy để bàn
- Ứng dụng di động sử dụng kết nối mạng như: 2G, 3G, 4G, wifi trong khi máy tính để bàn sử dụng băng thông để kết nối
- Các công cụ tự động cho ứng dụng máy để bàn không thể làm việc trên ứng dụng di đọng
Để giải quyết tất cả các khía cạnh kĩ thuật trên, các loại kiểm thử sau đây được thực hiện trên các ứng dụng di động:
- Kiểm thử tính khả dụng: để chắc chắn rằng ứng dụng di động dễ dàng sử dụng và mang lại sự hài lòng về trải nghiệm người dùng cho khách hàng
- Kiểm thử khả năng tương thích: Kiểm thử ứng dụng trên các loại thiết bị di động, trình duyệt, kích thước màn hình, phiên bản hệ điều hành khác nhau - dựa vào tài liệu yêu cầu
- Kiểm thử giao diện: Kiểm thử menu, các nút bấm, lịch sử , cài đặt, điều hướng trên ứng dụng.
- Kiểm thử dịch vụ: Kiểm thử ứng dụng online và offline
- Kiểm thử nguồn tài nguyên ở mức thấp: Kiểm thử sử dụng bộ nhớ, tự động xóa các tệp tin tạm thời…
- Kiểm thử hiệu năng: kiểm thử hiệu năng của ứng dụng bằng cách thay đổi kết nối từ 2G, 3G sang WIFI, chia sẻ tài liệu, khả năng tiêu thụ pin…
- **Kiểm thử khả năng hoạt động:**Kiểm thử việc sao lưu và kế hoạch phục hồi dữ liệu nếu pin hết, hoặc mất mát dữ liệu trong khi nâng cấp ứng dụng từ kho ứng dụng.
- **Kiểm thử cài đặt:**Kiểm tra ứng dụng bằng cách cài đặt/ gỡ bỏ nó trên các thiết bị
- Kiểm thử bảo mật: Kiểm thử một ứng dụng để xác minh liệu hệ thống thông tin có bảo mật dữ liệu hay không
Chiến lược kiểm thử nên chắc chắn rằng tất cả chất lượng và hiệu năng cần phải phù hợp. Một vài chiến lược kiểm thử trong phạm vi bài báo này như sau: 1.Việc lựa chọn các thiết bị: Phân tích thị trường và lựa chọn các thiết bị được sử dụng rộng rãi. (Quyết định này hầu như đều phụ thuộc vào khách hàng, Khách hàng hoặc người xây dựng ứng dụng xem xét các nhân tố phổ biến hoặc các thiết bị chính tốt nhất trên thị trường cần cho ứng dụng, cần sử dụng để kiểm thử ) 2.Giả lập Việc sử dụng giả lập là cực kỳ hữu ích trong giai đoạn đầu phát triển của ứng dụng. Nó cho phép chúng ta kiểm tra ứng dụng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Giả lập là một hệ thống chạy phần mềm từ môi trường này sang môi trường khác mà không cần thay đổi chính phần mềm đó. Nó bao gồm tất cả các tính năng và làm việc trên môi trường thật. Các loại giả lập di động
- Giả lập thiết bị: Cung cấp bơi các nhà sản xuất thiết bị
- Giả lập trình duyệt: mô phỏng môi trường trình duyệt di động.
- Giả lập hệ điều hành: Apple cung cấp giải lập cho Iphones, Microsoft cung cấp giải lập cho window phones và Google là cho android phones
Danh sách một vài giả lập thiết bị ứng dụng miễn phí và dễ dàng sử dụng
- iPhone Tester: Tất cả những gì bạn cần làm đó là nhập URL vào phần tìm kiếm và bạn sẽ được xem nó sẽ hiển thị như thế nào trên Iphone.
-
Mobile Phone Emulator
-
MobiReady
- Responsivepx: nó kiểm tra phản hồi của các trang web, hiển thị và các chức năng của trang web đó
- Screenfly
**3.**Sau khi đã đạt được sự hài lòng khi phát triển ứng dụng trên giả lập, bạn hãy dùng thiết bị thật để kiểm thử. 4.Xem xét kiểm thử đám mây (cloud computing): các thiết bị chạy trên da hệ thống hoặc mạng thông qua internet nơi mà các ứng dụng có thể được kiểm thử, cập nhật và quản lý. Về mục đích kiểm thử, nó tạo ra trang web dựa trên môi trường di động trên một giả lập để truy nhập và ứng dụng di động.
Ưu điểm
- Sao lưu và phục hồi: Điện toán đám mây tự động sao lưu dữ liệu của bạn. Khả năng lưu trữ dữ liệu là không giới hạn.
- Có thể truy nhập từ nhiều thiết bị khác nhau ở mọi nơi
- Hiệu quả, dễ sử dụng, bảo trì và cập nhật.
- Phát triển nhanh chóng
- Có thể chạy các script giống nhau trên một vài thiết bị song song
Nhược điểm
- Tính điều khiển kém: Vì các ứng dụng được điều khiển từ xa hoặc môi trường của bên thứ 3, người dùng bị hạn chế điều khiển và truy nhập trên một số chức năng.
- Vấn đề về kết nối mạng: Do được thiết lập trên internet, do đó vấn đề về mạng ảnh hưởng tới sự sẵn sàng và chức năng của ứng dụng
- Vẫn đề về an ninh: Không có cái gì trên Internet là được hoàn toàn bảo mật. Do đó, tạo cơ hội cho các hacker nhiều hơn.
5.Kiểm thự tự động và kiểm thử bằng tay
- Nếu ứng dụng chứa chức năng mới, hãy kiểm thử nó bằng tay
- Nếu ứng dụng yêu cầu kiểm thử một hoặc hai lần, hãy kiểm thử nó bằng tay
- Sử dụng kiểm thử tự động cho trường hợp test hồi quy (regression test)
- Sử dụng kiểm thử tự động cho các kịch bản phức tạp, mất nhiều thời gian để thực hiện khi thực hiện nó bằng tay.
6.Cấu hình mạng: Cấu hình mạng là một phần cần thiết của kiểm thử di động. Cần kiểm thử ứng dụng trên các mạng khác nhau như: 2G, 3G, 4G, wifi…
Ngoài các testcases cơ bản về chức năng, ứng dụng di động yêu cầu một vài test cases đặc biệt sau đây:
- Tiêu hao pin: cần phải kiểm tra lượng tiêu thụ của pin trong khi chạy ứng dụng trên các thiết bị di động.
- Tốc độ của ứng dụng: Thời gian phản hồi trên các thiết bị khác nhau, với các tham số bộ nhớ khác nhau, với các loại mạng khác nhau…
- Yêu cầu dữ liệu: Cài đặt để xác nhận liệu người dùng có thể download nó với lượng data giới hạn hay không?
- Yêu cầu về bộ nhớ: Download, cài đặt và chạy thử
- Tính năng của ứng dụng: chắc chắn ứng dụng không bị crash khi bị lỗi mạng hoặc bất cứ điều gì
Quy trình kiểm thử di động: Step #1: Xác định loại kiểm thử Step#2: Xác định Kiểm thử bằng tay và kiểm thử tự động: Step#3: Beta testing Step #4: Kiểm thử hiệu năng Step#5: Kiểm thử trình duyệt Step#6: Phát hành
Để thiết kế chiến lược kiểm thử đúng đắn, cần phải lựa chọn đúng giả lập di động, thiết bị và công cụ kiểm thử. Chắn chắn rằng có thể bao phủ được 100% bao gồm tính an toàn, tính có thể sử dụng, hiệu năng, chức năng, khả năng tương thích.
Bài viết được dịch từ nguồn dưới đây: http://www.softwaretestinghelp.com/beginners-guide-to-mobile-application-testing/