12/08/2018, 16:15

Hướng dẫn về cách dùng hàm $.ajax() của JQuery

Ajax đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng và phổ biến trong việc phát triển web và là một trong các mô hình thành công nhất từ trước đến giờ. Ajax có một số phương thức ngắn gọn được dùng phổ biến như: $.get(), $.post() và $.load(). Chúng là những phương thức rất tiện lợi được sử dụng để ...

Ajax đã nhanh chóng trở thành một phần quan trọng và phổ biến trong việc phát triển web và là một trong các mô hình thành công nhất từ trước đến giờ. Ajax có một số phương thức ngắn gọn được dùng phổ biến như: $.get(), $.post() và $.load(). Chúng là những phương thức rất tiện lợi được sử dụng để tạo các request Ajax chỉ với vài dòng code.

Nhưng đôi khi chúng ta cần nhiều sự kiểm soát hơn cho mỗi lần ta sử dụng Ajax. Ví dụ, chúng ta muốn chỉ rõ những hành động sẽ được thực hiện, sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp một request Ajax thất bại hay chúng ta cần thực hiện một request Ajax nhưng chỉ cần kết quả của nó nếu kết quả này được lấy về trong đúng một khoảng thời gian do chúng ta quy định. Trong các trường hợp như thế, chúng ta có thể trông cậy vào một hàm khác được cung cấp bởi JQuery, đó là $.ajax().

Hàm $.ajax() của JQuery được sử dụng để thực hiện các request HTTP bất đồng bộ. Nó đã được thêm vào thư viện từ rất lâu, tồn tại từ phiên bản 1.0. Ba hàm $.get(), $.post() và $.load() được đề cập ở trên có thể coi là một hàm $.ajax() với những thiết lập có sẵn. Sau đây là cú pháp tổng quát của hàm $.ajax():

  $.ajax(url[, options])
  $.ajax([options])

Tham số url là một chuỗi chứa URL mà bạn muốn sử dụng AJAX để thực hiện request, trong khi đó tham số options là một object thuần chứa các thiết lập cho request AJAX đó.

Ở dạng đầu tiên, phương thức này thực hiện một request AJAX sử dụng tham số url và các cài đặt được chỉ định ở options. Ở dạng thứ hai, URL được chỉ định trong tham số options, hoặc có thể được lược bỏ trong trường hợp request này được gửi đến chính đường dẫn của trang hiện tại.

Danh sách các thiết lập sử dụng bởi hàm này sẽ được đề cập trong phần tiếp theo. Nhưng do danh sách này rất dài nên phần mô tả sẽ được nói ngắn gọn, trong trường hợp muốn nghiên cứu sâu hơn về ý nghĩa của chúng, bạn có thể tìm đến document chính thức của $.ajax().

Danh sách các tham số option

Có rất nhiều các lựa chọn để bạn có thể thiết lập hàm $.ajax() hoạt động theo ý muốn của mình. Trong danh sách dưới đây, bạn có thể tìm các tên của option và mô tả của chúng theo thứ tự bản chữ cái:

  • accepts: Nội dung được gửi trong request header giúp server biết được kiểu response server sẽ chấp nhận khi trả về.
  • async: Thiết lập giá trị false để thực hiện một request đồng bộ.
  • beforeSend: Một hàm pre-request gọi lại có thể dùng để điều chỉnh object jqXHR trước khi nó được gửi.
  • cache: Thiết lập giá trị false để buộc browser không lưu cache các trang được request.
  • complete: Một hàm được thực thi khi request kết thúc (sau khi hàm gọi lại success và error được thực thi).
  • contents: Một object của string hoặc REGEX dùng để xác định xem JQuery sẽ phân tích response như thế nào.
  • contentType: Kiểu nội dung của dữ liệu được gửi lên server.
  • context: Một object được dùng làm ngữ cảnh (this) của tất cả các hàm gọi lại liên quan đến Ajax.
  • crossDomain: Thiết lập thuộc tính này là true để buộc thực hiện request chéo giữa các domain (như là JSONP) trên cùng một domain.
  • data: Dữ liệu được gửi lên server khi thực thi một request Ajax.
  • dataFilter: Một hàm được dùng để xử lý các dữ liệu response thuần của một XMLHttpRequest.
  • dataType: Kiểu của dữ liệu mong muốn được trả về từ server.
  • error: Một hàm sẽ được gọi khi request fails.
  • global: Dùng để thiết lập xem có gọi các hàm xử lý sự kiện Ajax toàn cục cho request này hay không.
  • headers: Một object để viết thêm vào các header gửi lên server.
  • ifModified: Thiết lập giá trị này là true nếu bạn muốn buộc JQuery nhận diện môi trường hiện tại là "local".
  • jsonp: Một chuỗi dùng để override tên hàm gọi lại trong một request JSONP.
  • jsonpCallback: Chỉ định tên hàm gọi lại cho một request JSONP.
  • mimeType: Một chuỗi chỉ định kiểu mime dùng để override lại kiểu mime của XHR.
  • password: Mật khẩu được sử dụng với XMLHttpRequest cho response của một request yêu cầu xác thực truy nhập HTTP.
  • processData: Set giá trị này là false nếu bạn không muốn dữ liệu được truyền vào thiết lập data sẽ được xử lý và biến thành một query kiểu chuỗi.
  • scriptCharset: Thiết lập thuộc tính charset của một thẻ script dùng cho một request nhưng chỉ áp dụng khi transport script (ví dụ: request chéo giữa các domain với jsonp) được sử dụng.
  • statusCode: Một object chứa các mã HTTP ở dạng số và các hàm được gọi khi response trả về có chứa một mã tương ứng.
  • success: Một hàm được gọi khi request thành công.
  • timeout: Số được thiết lập chỉ định thời gian hết hạn cho một request.
  • traditional: Thiết lập giá trị true nếu bạn mong muốn param được serialize theo kiểu truyền thống.
  • type: Kiểu request muốn thực hiện, có thể là POST hay GET …
  • url: Chuỗi chứa URL mà request được gửi đến.
  • username: Tên người dùng được sử dụng với XMLHttpRequest cho response của một request yêu cầu xác thực truy nhập HTTP.
  • xhr: Một hàm gọi lại dùng để tạo một object XMLHttpRequest.
  • xhrFields: Một object các key-value được thiết lập cho object XHR native.

Ở phần này chúng ta sẽ được xem hàm $.ajax() và một vài thiết lập hoạt động như thế nào.

Ví dụ đầu tiên của $.ajax()

Chúng ta sẽ bắt đầu với một demo đơn giản so sánh giữa $.load() và $.ajax():

$('#main-menu a').click(function(event) {
   event.preventDefault();
 
   $('#main').load(this.href + ' #main *', function(responseText, status) {
      if (status === 'success') {
         $('#notification-bar').text('The page has been successfully loaded');
      } else {
         $('#notification-bar').text('An error occurred');
      }
   });
});

Cập nhật đoạn code trên với hàm $.ajax(), ta sẽ được đoạn code sau:

$('#main-menu a').click(function(event) {
   event.preventDefault();
 
   $.ajax(this.href, {
      success: function(data) {
         $('#main').html($(data).find('#main *'));
         $('#notification-bar').text('The page has been successfully loaded');
      },
      error: function() {
         $('#notification-bar').text('An error occurred');
      }
   });
});

Ở đây bạn có thể thấy rằng dạng thứ nhất của $.ajax() được sử dụng, URL để gửi request được thiết lập với tham số đầu tiên và sau đó là object các thiết lập. Ở đây có 2 thiết lập được sử dụng đến trong danh sách trên đó là success và error để chỉ định sẽ làm gì trong trường hợp request thành công hay thát bại.

Lấy về dữ liệu của một cuộc nói chuyện từ Joind.in sử dụng $.ajax()

Ở ví dụ thứ hai, ta sẽ bàn luận về việc tạo một request JSONP để lấy về thông tin từ một service của Joind.in. Đây là một website nơi những đã tham gia một sự kiện nào có thể để lại feedback cho sự kiện đó và ban tổ chức sự kiện. Đoạn code dưới dây sẽ sử dụng $.ajax() để lấy về titledescription của sự kiện cuộc trò chuyện về "Front-end thời hiện đại dưới cái nhìn của một developer PHP".

Đoan code để đạt được mục tiêu trên được viết như sau:

$.ajax({
   url: 'http://api.joind.in/v2.1/talks/10889',
   data: {
      format: 'json'
   },
   error: function() {
      $('#info').html('<p>An error has occurred</p>');
   },
   dataType: 'jsonp',
   success: function(data) {
      var $title = $('<h1>').text(data.talks[0].talk_title);
      var $description = $('<p>').text(data.talks[0].talk_description);
      $('#info')
         .append($title)
         .append($description);
   },
   type: 'GET'
});

Ở đoạn code trên, một vài thuộc tính khác đã được sử dụng thêm. Đầu tiên, bạn có thể thấy rằng dạng thứ hai của $.ajax() được sử dụng, giúp bạn có thể chỉ định URL mà request này gửi đến thông qua thuộc tính (url). Vì API của Joind.id chấp nhận các request JSONP, nên trong đoạn code trên, kiểu request được thiết lập thông qua thuộc tính dataType. Sau đó, thuộc tính data được xử dụng để xác định kiểu của định dạng dữ liệu mà ta muốn lấy về từ server như được yêu cầu từ API. Thuộc tính type được set với giá trị GET để thực hiện một request GET.

Các bạn có thể xem thửu một demo trực tiếp của đoạn code trên được thực hiện trên JSfiddle.

Trong bài biết này, chúng ta đã bàn luận về một hàm AJAX vô cùng mạnh mẽ từ JQuery là $.ajax(). Nó cho phép bạn thực hiện các request AJAX với rất nhiều các thiết lập giúp bạn có thể điều khiển được request gửi lên server và cách mà response của nó được xử lý. Nhờ có hàm này mà giờ đây bạn đã có một công cụ để có thể thỏa mãn rất nhiều nhu cầu trong project của bạn trong trường hợp các hàm $.load(), $.post() và $.get() đơn thuần không thể đáp ứng hết.

0