Hướng dẫn WP Super Cache hiệu quả
Giới thiệu Như các bạn đã biết việc một Website chạy nhanh hay chậm ảnh hưởng khá nhiều đến người dùng. WordPress là mã nguồn có hỗ trợ về optimize, tốc độ load trang khá tốt nhưng với những Website lớn có nhiều hình ảnh, nội dung thì việc Optimize trang web để có tốc độ tốt nhất chung ta phải ...
Giới thiệu
Như các bạn đã biết việc một Website chạy nhanh hay chậm ảnh hưởng khá nhiều đến người dùng. WordPress là mã nguồn có hỗ trợ về optimize, tốc độ load trang khá tốt nhưng với những Website lớn có nhiều hình ảnh, nội dung thì việc Optimize trang web để có tốc độ tốt nhất chung ta phải cần đến sự hỗ trợ từ hãng thứ 3. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn một plugin hỗ trợ cache khá tốt đó là WP Super Cache.
WP Super Cache là một plugin WordPress miễn phí khá tốt để hỗ trợ tăng tốc website WordPress. Những tính năng nổi bật của nó gồm có:
- PHP caching.
- Compress pages.
- Don't cache pages for known users.
- Cache rebuild.
- CDN support.
- Extra homepage checks.
Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt và setting một cách có hiệu quả nhất.
Cài đặt WP Super Cache
Cài đặt plugin WP Super Cache cũng giống như cài đặt các plugin khác. Các bạn có thể cài đặt trực tiếp từ Plugin của WP hoặc upload file zip. Sau đó bạn vào Settings -> Permalink và bật tính năng permalink lên để dùng WP Super Cache tốt nhất.
Note: Các bạn nên mở file wp-config.php ra và chèn đoạn dưới đây vào dưới <?php ở đầu file.define( 'WP_CACHE', true );
Kích hoạt WP Super Cache
Sau khi cài đặt xong. Các bạn vào Admin và On Caching lên Nếu các bạn thấy có bảo Warning thì đó là do folder wp-content chưa được quyền write. Các bạn change quyền write cho folder đó là được. Sau khi On Caching xong các bạn F5 lại trang và view page source và kéo xuống dưới thấy có 2 dòng này là ok
Quản lý các file cache
Sau khi On Caching. Các bạn có thể kiểm tra xem những trang nào đã được cache bằng cách nhấn vào tab Content và bấm vào List all cached files List page đã được cache
Thiết lập tối ưu và nâng cao
Để thiết lập WP Super Cache nâng cao, bạn cần chuyển sang tab Advanced.
Tại đây, bạn hãy click vào các tùy chọn sau (các tùy chọn khác đã được chọn thì không cần bỏ chọn):
Cache hits to this website for quick access. (Recommended)
Dòng này sẽ được đánh dấu vào nếu bạn đã bật WP Super Cache ở tab Easy.
Use mod_rewrite to serve cache files. (Recommended)
Sử dụng phương thức rewrite đường dẫn để load file cache nhanh hơn. Hãy chắc chắn là file .htaccess (đối với Apache/Shared Host) đang CHMOD là 644 vì chút nữa ta sẽ cần cập nhật nội dung file này, đối với NGINX thì không cần vì ở trên mình đã kêu bạn chèn các quy tắc ghi đường dẫn của WP Super Cache.
Compress pages so they’re served more quickly to visitors. (Recommended)
Nén file cache thành dạng gzip để giảm dung lượng của website nhằm load nhanh hơn.
Don’t cache pages for known users. (Recommended)
Không load file cache nếu bạn đăng nhập, nếu bạn là quản trị thì sẽ hơi rắc rối nếu bạn bật cache cho người quản trị vì khi cần thay đổi cái gì đó, bạn phải xóa cache.
Only refresh current page when comments made.
Nếu bạn sử dụng hệ thống bình luận trong WordPress thì tùy chọn này sẽ tự xóa cache của trang có bình luận mới để tránh các trường hợp thành viên comment xong lại không thấy comment của mình do cache.
Đánh dấu xong, hãy ấn vào nút Update Status để hoàn tất.
Sau đó bạn kéo xuống, tìm nút Update Mod_Rewrite Rules rồi ấn vào để nó tự thêm nội dung file .htaccess nếu bạn sử dụng phương thức rewrite đường dẫn để load cache (NGINX không cần làm).
wp-supercache-updatemodrewrite
Nếu nó hiện ra bảng màu xanh lá cây thì bạn đã làm thành công.
Trường hợp nó không tự chèn nội dung đó vào file .htaccess do phân quyền thì bạn hãy bấm vào nút View Mod_Rewrite Rules và copy bỏ vào file .htaccess ngoài thư mục gốc của website thủ công.