Hướng dẫn xây dựng API đơn giản với Nodejs và Mysql
Khởi tạo project Requirement Nodejs 6.x Express 4.x Mysql 5.x Cài đặt Install npm npm init npm install Install express npm install express --save npm install express-generator -g express -h express --view=pug Chạy app với lệnh sau: Trên hệ điều hành MacOS hoặc ...
Khởi tạo project
Requirement
- Nodejs 6.x
- Express 4.x
- Mysql 5.x
Cài đặt
- Install npm
npm init npm install
- Install express
npm install express --save npm install express-generator -g express -h express --view=pug
- Chạy app với lệnh sau:
Trên hệ điều hành MacOS hoặc Linux:
DEBUG=myapp:* npm start
Trên hệ điều hành Windows::
set DEBUG=myapp:* & npm start
Running Test
Truy cập app trên trình duyệt với đường link như bên dưới:
http://localhost:3000/
Cài đặt Sequelize
Tham khảo cài đặt tại http://docs.sequelizejs.com/manual/installation/getting-started.html
Bằng sử dụng các lệnh sau:
npm install -g sequelize-cli
Sau đó ta tạo một file với tên .sequelizerc trong thư mục root của dự án. Trong file này chúng ta sẽ chỉ rõ đường dẫn (path) được require bởi Sequelize:
const path = require('path'); module.exports = { "config": path.resolve('./config', 'config.json'), "models-path": path.resolve('./models'), "seeders-path": path.resolve('./seeders'), "migrations-path": path.resolve('./migrations') };
Rồi tiếp ta chạy lệnh:
npm install --save sequelize mysql2
để install packpage cho mysql. Lệnh sau sẽ tạo các code mẫu cho việc kết nối đến DB của chúng ta.
sequelize init
Ta nhìn lai thì cấu trúc dự án sẽ như thế này:
nodejs_api ├── app.js ├── bin │ └── www ├── package.json ├── config │ └── config.json ├── migrations ├── models │ └── index.js └── seeders └── routes └── views └── public
Tiếp theo ta tạo thư mục controllers trong thư mục root của dự án:
mkdir controllers
Tạo các models
Quan hệ giữa 2 bảng todos và todo_items là 1-n. Một Todo có nhiều TodoItem và một TodoItem thuộc về một Todo. Chạy lệnh sau:
sequelize model:create --name Todo --attributes title:string
Câu lệnh này sẽ sinh ra 1 file todo.js trong thư mục models và file <date>-create-todo.js migration file trong thư mục migrations. <date> sẽ là thời gian model được tạo ra. Todo model sẽ như sau:
'use strict'; module.exports = (sequelize, DataTypes) => { var Todo = sequelize.define('Todo', { title: DataTypes.STRING }, {}); Todo.associate = function(models) { // associations can be defined here }; return Todo; };
Tương tự với bảng todo_items ta chạy lệnh sau:
sequelize model:create --name TodoItem --attributes content:string,complete:boolean
Cuối cùng chúng ta chạy lệnh migrate để tạo migration:
sequelize db:migrate
Tạo controller và sửa routing mặc định
Tạo todoController
Tạo 1 file todo.js trong thư mục controllers. Trong file này thêm chức năng create.
const Todo = require('../models').Todo; module.exports = { create(req, res) { return Todo .create({ title: req.body.title, }) .then(todo => res.status(201).send(todo)) .catch(error => res.status(400).send(error)); }, };
Tiếp đến chúng ta tạo file index.js trong controllers để export controller.
const todos = require('./todos'); module.exports = { todos, };
Sửa routes
Sửa file index.js trong thư mục routes thành như sau:
const todosController = require('../controllers').todos; module.exports = (app) => { app.get('/api', (req, res) => res.status(200).send({ message: 'Welcome to the Todos API!', })); app.post('/api/todos', todosController.create); };
Như vậy chúng ta vừa tạo route cho phương thức POST để create Todo. Tiếp theo chúng ta thêm route này vào file app.js của ứng dụng.
Ta sửa file app.js như sau:
const express = require('express'); const logger = require('morgan'); const bodyParser = require('body-parser'); const app = express(); app.use(logger('dev')); app.use(bodyParser.json()); app.use(bodyParser.urlencoded({ extended: false })); // Require our routes into the application. require('./server/routes')(app); app.get('*', (req, res) => res.status(200).send({ message: 'Welcome to the beginning of nothingness.', })); module.exports = app;
Chú ý là phải thêm vào trước app.get('', ...) vì ứng dụng sẽ tự tìm kiếm các route theo thứ tự để match, nếu không phù hợp mới chuyển sang route ở dưới. app.get('', ...) là catch tất cả các request và return message luôn.
Dùng postman để tạo một todo:
Danh sách các todos
Thêm chức năng list todo vào controller todosController sau phương thức create.
list(req, res) { return Todo .all() .then(todos => res.status(200).send(todos)) .catch(error => res.status(400).send(error)); },
Tiếp theo mở file routes/index.js để tạo 1 URL map với todo GET request để liệt kê danh sách todos;
app.post('/api/todos', todosController.create); app.get('/api/todos', todosController.list);
Và kết quả trên postman là:
Update một todo
Tương tự chúng ta thêm hàm update todo trong todosController dưới list như sau:
update(req, res) { return Todo .findById(req.params.todoId, { include: [{ model: TodoItem, as: 'todoItems', }], }) .then(todo => { if (!todo) { return res.status(404).send({ message: 'Todo Not Found', }); } return todo .update({ title: req.body.title || todo.title, }) .then(() => res.status(200).send(todo)) // Send back the updated todo. .catch((error) => res.status(400).send(error)); }) .catch((error) => res.status(400).send(error)); },
Thêm route trong routes/index.js
app.put('/api/todos/:todoId', todosController.update);
Kết quả postman :
Xóa todos
Cuối cùng chúng ta tạo chức năng delete todo.
Thêm đoạncode vào file controllers/todos.js
destroy(req, res) { return Todo .findById(req.params.todoId) .then(todo => { if (!todo) { return res.status(400).send({ message: 'Todo Not Found', }); } return todo .destroy() .then(() => res.status(204).send()) .catch(error => res.status(400).send(error)); }) .catch(error => res.status(400).send(error)); },
Thêm route :
app.delete('/api/todos/:todoId', todosController.destroy);
Nếu test bằng POSTMAN chúng ta có thể ngạc nhiên vì không thấy bất cứ data nào trả về. Sửa đổi một chút code trả về một status = 200 và một message xóa thành công.
return todo .destroy() .then(() => res.status(200).send({ message: 'Todo deleted successfully.' })) .catch(error => res.status(400).send(error));
Kết quả:
Như vậy, ta đã tạo một ứng dụng nodejs viết api đơn giản. Tùy thuộc vào từng dự án có độ bảo mật khác nhau, ta có thể sử dụng token key để verify các request, hoặc allow ip server để không làm ảnh hưởng đến thông tin của dự án và hạn chế truy cập vãng lai có ý đồ xấu