Kết hợp công nghệ vào trí não – Không còn là chuyện viễn tưởng
Theo trang tin từ The Wall Street Journal, Elon Musk, Ceo của SpaceX và Tesla, đang đầu tư vào công ty Neuralink – chuyên về lĩnh vực công nghệ và thần kinh học. Nerualink, là một công ty chỉ mới thành lập gần đây và hầu như không hề được biết đến bởi công chúng. Neuralink tập trung ...
Theo trang tin từ The Wall Street Journal, Elon Musk, Ceo của SpaceX và Tesla, đang đầu tư vào công ty Neuralink – chuyên về lĩnh vực công nghệ và thần kinh học. Nerualink, là một công ty chỉ mới thành lập gần đây và hầu như không hề được biết đến bởi công chúng. Neuralink tập trung vào việc phát triển công nghệ và thiết bị có thể cấy ghép vào não người nhằm giúp cải thiện khả năng của của bộ não và theo kịp sự phát triển của trí tuệ nhân tạo. Những lợi ích bao gồm cải thiện trong trí nhớ, khả năng giao tiếp và điểu khiển trực tiếp với thiết bị máy tính.
Musk vốn đã nhắc đến sự tồn tại của Neuralink nhiều lần trong 6 tháng vừa qua. Gần đây nhất, trong một sự kiện truyền thông tai Dubai, Musk đã nói với đám đông “ Trong tương lai không xa, chúng ta sẽ chứng kiến sự kết hợp giữa trí tuệ sinh học và nhân tạo”. Ông cũng nhấn mạnh rằng “ Nó tập trung vào việc truyền thông tin, tốc độ kết nối giữa não của bạn với một phiển bản số copy của chính bạn”.
Không những thế, Musk cũng tích cực trong việc trả lời các câu hỏi của fan về tiến độ của project được gọi là “neural lace”, một công nghệ liên quan đến liên kết giữa Technology và não người để cải thiện khả năng của cơ thể.
@BelovedRevol Maybe next month
— Elon Musk (@elonmusk) January 25, 2017
Những bộ máy tính hợp kết hợp với não người vốn chỉ tồn tại trong truyện và phim viễn tưởng. Xét theo góc nhìn y học, việc sử dụng tia điện và thiết bị điện tử đặc biệt trong phẫu thuật não giúp giảm hoặc trị dứt điểm bệnh parkison, động kinh và các bệnh liên quan tới hệ thần kinh trung ương khác.
Tuy vậy, sự thật là có rất ít người chấp nhận phẫu thuật cài thiết bị phức tạp vào trong não của họ. Còn nếu chỉ là các thiết bị chợ giúp rất cơ bản thì con số vẫn chỉ là 10 ngàn. Một phần nguyên nhân là vì những cuộc phẫu thuật như vậy là vô cùng rắc rối mà lại rất nguy hiểm. Nên được xem là giải pháp bất dắc dĩ cuối cùng cho người bệnh.
Điều đó vẫn không làm chùng bước các nhà đầu tư trông lĩnh vực công nghệ cao tại thung lũng silicon. Họ thậm chí còn muốn đẩy nhanh tiến độ phát triển. Kernel, một startup của công ty Brain-fee, lập ra bởi nhà tài phiệt Bryan Johnson, cũng đang tập trung vào nâng cao các giác quan và nhận thức của con người. Với số vốn là 100 triệu đô bỏ ra, công ty đã được mua lại bởi Paypal với cái giá 800 triệu độ vào năm 2013.
Hiện nay, nhóm các nhà thần kinh học và kĩ sư phần mềm của Kernal đang tập trung vào việc đảo ngược sự thoái hóa thần kinh nhằm khiến não người nhanh hơn, thông minh hơn.
“Nếu bạn cài một con chip vào não với nhiệm vụ phát ra những tín hiệu điện đặc biệt, chúng sẽ cải thiện và ngăn chặn các triệu chứng của bệnh Parkinson” – Johnson trả lời câu hỏi phỏng vấn của Verge (Johnson cũng xác nhận Musk có tham gia vào Neuralink). Ông cho biết “ Việc như vầy vốn được sử dụng nhằm chữa bệnh đau cột sống, béo phì,….Chỉ là chúng ta vẫn chưa biết được cách đọc và viết các nerual ra thành code thôi”. Johnson tuyên bố mục đính của Kernal là “tìm ra cách can thiệp vào não bộ như con người đã làm với các hệ thống sinh học phức tạp khác như gen di truyền, cơ quan sinh học”
Johnson cũng thẳng thắn thừa nhận sẽ cần đến nhiều năm nghiên cứu trong y học để hiểu rõ hơn về não người cũng như tìm kiếm các phương pháp phẫu thuật và thiết bị điện tử tiên tiến để ước mơ về “bộ não-máy tính” trở thành hiện thực. The Wall Street Journal cho biết công ty Neuralink được thành lập vào cuối tháng 7 vừa rồi tại California. Công ty được đăng kí dưới hình thức là nghiên cứu về y học qua đó cho thấy Musk đang có ý tưởng tương đồng với Johnson.
Có thể nói, sự liên quan từ nhiều nghành khác nhau là không thể kết hết. Các nhà thần kinh học cho rằng chúng ta vẫn chỉ hiểu một phần rất nhỏ về cách hoạt động của bộ não và phương thức thu thập thông tin từ não bộ là rất thô sơ. Tuy vậy vẫn có người tình nguyện phẫu thuật cài đặt thiệt bị điện tử vào trong đầu mình.
“Chúng tôi sẽ chỉ chấp nhận phẫu thuật cho những bệnh nhân có tình trạng đặc biệt và đây là lựa chọn duy nhất cho họ” Blake Richards, nhầu phẫu thuật chuyên khoa thần kinh đến từ đại học Toronto, cho biết “ Bởi không người khỏe mạnh bình thường nào lại muốn bác sĩ bổ đầu của họ ra cả” – ông hóm hỉnh trả lời.
Techtalk via Theverge