KPI VÀ KGI: 2 NHÂN TỐ KHÔNG THỂ THIẾU TRONG XÂY DỰNG MỤC TIÊU
Bài viết này mình dịch từ bài https://ferret-plus.com/1868 Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nội dung sau: KPI là gì KGI là gì Trong business, ta nên thiết lập KPI và KGI như thế nào cho hiệu quả. Bạn đã hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ KPI và KGI chưa. Tùy từng ...
Bài viết này mình dịch từ bài https://ferret-plus.com/1868 Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những nội dung sau:
KPI là gì
KGI là gì
Trong business, ta nên thiết lập KPI và KGI như thế nào cho hiệu quả. Bạn đã hiểu rõ sự khác biệt giữa hai thuật ngữ KPI và KGI chưa.
Tùy từng doanh nghiệp mà tần suất sử dụng hai thuật ngữ trên sẽ khác nhau. Tuy nhiên tất cả đều có chung một điểm là hai khái niệm trên đều là công cụ không thể thiếu trong việc tổng kết thành quả đạt được so với mục tiêu đã đề ra. Đặc biệt rất cần thiết trong các lĩnh vực mà rất mơ hồ trong việc xác định mục tiêu và thành quả ví dụ như là homepage.
Sau đây bài viết sẽ trình bày khái quát về KPI và KGI, và giải thích cách dùng của từng thuật ngữ một. Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề trên thì nhân cơ hội đọc bài viết này, hi vọng bạn sẽ tìm được câu trả lời cho mình.
KGI: CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ XEM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU HAY CHƯA
KGI là viết tắt của cụm từ Key Goal Indicator, theo tên tiếng Nhật là “Chỉ số đạt mục tiêu trọng điểm”. Đúng như ý nghĩa của thuật ngữ, chữ Goal được thêm vào đã thể hiện đúng khái niệm của từ này.
Đối với những mục tiêu mơ hồ thì KGI sẽ không giúp ích được gì trong việc đánh giá kết quả,mà KGI chỉ có thể đánh giá kết quả dựa trên mục tiêu rõ ràng cụ thể, cho nên để ai cũng có thể đánh giá kết quả một cách công bằng nhất, thì người ta thường gắn liền thời gian và con số cụ thể để có tiêu chuẩn đánh giá chính xác nhất.
Ví dụ KGI không thể dùng để đánh giá cho mục tiêu chung chung như “ Nâng cao sự hài lòng của quý khách hàng”. Còn nếu như mục tiêu là nâng cao sự hài lòng của khách hàng, tăng tỉ lệ repeat mua hàng của khách, tăng tổng số tiền mua hàng của khách thì đối với KGI, nên đặt mục tiêu là “Sau 1 năm, tăng tỉ lệ repeat từ 20% lên đến 40%”, “Sau nửa năm, tăng tổng số tiền mua hàng của khách từ 3000 yên lên thành 4000 yên”.
KPI cũng tương tự như vậy, cũng cần phải đặt mục tiêu có con số cụ thể.
KPI: CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ XEM QUÁ TRÌNH ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU ĐÃ RÕ RÀNG, CỤ THỂ HÓA HAY CHƯA.
KPI là viết tắt của cụm từ “Key Performance Indicator”, hay còn gọi là “chỉ số hiệu quả trọng yếu”.
KPI là chỉ số đánh giá rằng đối với mục tiêu đề ra, qua một quá trình thì có khả năng thành công hay không, quá trình đó có được phân tích rõ ràng cụ thể hóa hay không.
Để làm rõ hơn mối liên quan giữa KPI và KGI, bài viết xin đưa ra vi dụ sau:
Ví dụ ta có mục tiêu là “ Đến tối hôm nay phải đến được phố Karuizawa”. Mục tiêu là như vậy nhưng để đạt được mục tiêu đó thì cần có một mục tiêu nhỏ hơn là “ Đến giữa trưa phải đến được tỉnh Kanagawa”.Trong trường hợp này thì mục tiêu cuối cùng “ Đến tối hôm nay phải đến được phố Karuizawa” là KGI, còn mục tiêu nhỏ “ Đến giữa trưa phải đến được tỉnh Kanagawa” là KPI.
KGI là chỉ số đánh giá thể hiện KẾT QUẢ, còn KPI là chỉ số đánh giá thể hiện QUÁ TRÌNH.
XÁC NHẬN XEM CÁC ITEMS SETUP CỦA KPI CÓ PHÙ HỢP VỚI KGI KHÔNG
Có nhiều trường hợp thất bại xảy ra đó là KPI có nội dung không phù hợp với KGI.
Ví dụ trong trường hợp KGI của một shop online là “Sau 1 năm doanh thu tăng gấp đôi” thì KPI nên được đề ra như thế nào thì hợp lý.
Có lẽ sẽ có những người đặt KPI là “ Vì mục tiêu là sau 1 năm, doanh thu tăng gấp đôi, nên phải đặt KPI là sau 1 thoáng doanh thu là bao nhiêu, sau 3 tháng doanh thu là bao nhiêu”. Tuy nhiên hãy thử phân tích kỹ hơn về các yếu tố của doanh thu xem sao.
Để tăng doanh thu, cần phải tăng “ số khách hàng mới”, “ tỉ lệ repeat”, “ tỉ lệ conversion”, “ số tiền khách hàng dành ra để mua hàng”. Bằng việc có cái nhìn khái quát về cấu trúc doanh thu và xu hướng khách hàng của công ty, từ đó có thể đánh giá được trong tình hình hiện tại, cần nâng cao hay cải thiện cái gì, rồi dần dần tự nhiên những suy nghĩ đó sẽ trở thành KPI cụ thể.
KPI chung quy lại là công cụ để đạt được mục tiêu, cho nên cũng có nhiều trường hợp cùng một thời điểm mà có đến hai KPI, hoặc mỗi thời kỳ trôi qua KPI lại được thay đổi.
TÙY VÀO TỪNG LOẠI HOMEPAGE MÀ KPI VÀ KGI KHÁC NHAU
Vậy thì trường hợp homepage thì như thế nào. Nhắc đến các chỉ số kết quả của Homepage, ta nghĩ ngay đến các thuật ngữ như PV, section,conversion v.v… Tùy vào từng loại và tính năng của homepage mà các chỉ số cần có cũng khác nhau.
CVR :conversion rate
Số PV: số lượng pageview ( xem bao nhiêu page
Nhìn vào những con số trên, chúng ta sẽ có rất nhiều những đánh giá thu được để hướng đến mục tiêu đã đề ra, như là nếu số liệu giảm dần thì ta có nên tăng cường đầu tư, hoặc nếu số liệu đã tăng thì có nên đầu tư thêm v.v….
Dĩ nhiên có cả những cơ sở lí luận để đánh giá xem là với mục tiêu đang hướng đến, thì những mục tiêu nhỏ hoặc KPI có phù hợp không. Theo bảng dữ liệu trên, chỉ cần đặc trưng của trang web thay đổi thì KPI cũng thay đổi theo.
Có nhiều admin của các trang web marketing tiến hành điều tra thị trường một cách triệt để rồi nghiên cứu phân tích xem mục tiêu đó đã phù hợp với thị hiếu chung chưa, phương pháp thực hiện đã phù hợp chưa.
TỔNG KẾT
KPI và KGI là những chỉ số đã được ngôn ngữ hóa, giá trị hóa để mọi người có thể chia sẻ và hiểu rõ hơn về mục tiêu và quá trình hướng đến mục tiêu đó.
Nếu các thành viên có thể đánh giá chính xác về KPI và KGI thì có thể thống nhất dễ dàng tư tưởng của các thành viên trong đội, và nâng giá trị của team lên một tầm mới.
Trường hợp đã đạt được KPI nhưng không đạt được KGI thì có khả năng cao là việc stup KPI đã bị nhầm lẫn, và cần phải được sửa lại.
Cần phải xác định KPI, KGI một cách rõ ràng cụ thể, không được chủ quan coi thường mà cần thực hiện một cách nghiêm túc và chính xác.