Kỹ năng quan trọng để trở thành một BrSE
Hiện tại trong nhiều dự án phát triển offshore, rất nhiều công ty đặt các BrES ngay tại nơi làm việc để thực hiện việc trao đổi giữa team phát triển và phía Nhật Bản. BrSE, viết tắt của Bridge System Enginee, là những kỹ sư, developer thể khả năng sử dụng tiếng Nhật để làm cầu nối. Công việc chính ...
Hiện tại trong nhiều dự án phát triển offshore, rất nhiều công ty đặt các BrES ngay tại nơi làm việc để thực hiện việc trao đổi giữa team phát triển và phía Nhật Bản. BrSE, viết tắt của Bridge System Enginee, là những kỹ sư, developer thể khả năng sử dụng tiếng Nhật để làm cầu nối. Công việc chính sẽ là truyền đạt chính sát những spec, request của công việc từ client phía Nhật Bản đến team. BrES có thể là người Việt và cả người Nhật, để quyết định điều này thì cần phải hiểu rõ tình hình của dự án cũng như nhân sự ở cả hai phía.
Có thể nói chìa khóa thành công của một dự án offshore do BrSE nắm giữ. Lí do là việc một engineer nước ngoài hiểu được spec bằng một ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng Nhật, khó hơn chúng ta tưởng tượng, vì vậy việc BrES hiểu được đầu tiên là ngôn ngữ, thứ hai là kỹ thuật, rồi sau đó truyền đạt lại cho các member khác là vô cùng quan trọng.
Vậy để trở thành một BrSE thì chúng ta cần có những yếu tố gì?
Lấp những khoảng trống bằng ngôn ngữ.
Công việc đầu tiên hết của BrES là truyền đạt đến member của team phát triển. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp mặc dù từ phía Nhật không có chỉ thị gì, nhưng BrES phải biết đốc thúc, dẫn dắt công việc cho member.
Ví dụ, khi tạo mới một màn hình tương đồng với các màn hình khác, do tương đồng nên phía Nhật không có giải thích gì về spec, hay chưa quyết định chắc chắn về design trên màn hình mới đó. Trường hợp này thông thường sẽ khó đối với team vì không rõ ý muốn hay spec của khách hàng. Do đó, vai trò của BrES trong trường hợp này sẽ là người nhìn thấy được yêu cầu, hiểu rõ được những điều còn chưa rõ, trao đổi với phía Nhật Bản rồi sau đó truyền đạt lại cho team.
Một ví dụ khác nữa là, trường hợp như khách hàng muốn sử dụng interface trên Website hay Smartphone quen thuộc đối với người Nhật, nhưng trong khi interface đó lại khác xa lạ với quốc gia khác, nên việc thực hiện đáp ứng theo đúng yêu cầu của phía Nhật rất khó.
Những khoảng cách trong cách hiểu thông thường giữa team và phía Nhật bản như trên sẽ là nguyên nhân cho sự thất bại của dự án. Vì vậy, BrES phải nhanh nhạy quan sát, nếu cảm thấy khó hiểu spec thì phải nhanh chóng confirm và flow theo..
Ý thức được sự khác nhau về văn hóa
Việt Nam và Nhật Bản đều có văn hóa riêng biệt. Việc văn hóa khác nhau dẫn đến việc khác nhau trong cách nhìn nhận về công việc, cách giao tiếp, cách đánh giá. Việc nhìn nhận khác nhau sẽ dẫn đến hướng suy nghĩ và hành động khác nhau, và rồi chính là nguyên nhân cho sự thất bại của dự án.
Những điểm chưa tốt của văn hóa Việt Nam khi nhìn từ phía Nhật Bản chắc hẳn sẽ có rất nhiều, nhưng những vẫn đề này có thể giải quyết thông qua các buổi training, brainstorming. Ngược lại, BrES phải nhận ra những điểm chưa tốt trong văn hóa Nhật, và phải làm sao để dung hòa sao cho làm cho phía team Việt Nam làm việc một cách hiệu quả.
Một vài điều liên quan đến văn hóa nhận mà một BrSE cần chú ý là
- Bày tỏ rõ ràng quan điểm, yêu cầu bằng cách dùng「Hãy…/〜しなさい」thay cho 「Tôi muốn…〜して欲しい」
- Khi xảy ra issue thì phải báo cáo, liên lạc ngay lập tức lúc phát hiện, không được để sau.
- Đi làm vào ngày nghỉ hoặc có overtime thì trước đó phải trình bày lí do rõ ràng, nhận đồng ý rồi mới thực hiện
Communication để vượt qua “bức tường” ngôn ngữ
Khi phát triển offshore, sẽ có rất nhiều hình thức BrSE. Ví dụ như: một người Nhật biết tiếng Anh hoặc tiếng Việt Nam, đến team và làm BrSE. Hoặc, tuyển dụng SE biết tiếng nhật để làm BrSE. Hay comtor làm nhiệm vụ phiên dịch cho phía Nhật đóng luôn vai trò một BrSE…
Nhưng dù có hình thức nào đi chăng nữa, thì “bức tường” ngôn ngữ vẫn là một thứ vô cùng lớn. Dù là một dự án phát truyển thông thường, hay dự án phát triển offshore thì communication cũng đóng vai trò quan trọng. Tần suất và độ chính xác của việc liên lạc, confirm sẽ quyết định thành công hay thất bại của dự án.Để xóa bỏ điều này thì người phụ trách phía Nhật Bản và BrSE phải thường xuyên giao tiếp với nhau. Nói một cách đơn giản là: Phải thân thiết với nhau, như những người bạn, đồng nghiệp.
Giả sử có xảy ra lỗi nhầm khi communication, thì khi mối quan hệ tin tưởng được gắn bó thì tâm lý chán ghét, bực bội đối với nhầm lẫn đó sẽ khó xuất hiện. Việc tạo được sự tin tưởng giữa phía Nhật Bản và Việt Nam, cùng vui vẻ thoải mái làm việc cùng nhau là một trong những kiểu thành công nhất của một dự án phát triển offshore.
Tóm lại, nếu đóng vai trò BrSE, ngoài kiến thức kỹ thuật, khả năng ngôn ngữ thì cần phải có nhiều hơn nữa những kỹ năng để có thể hoàn thành tốt vai trò của mình. Đó là việc nắm bắt, có thể flow được những yêu cầu, chỉ thị từ phía khách hàng. Cải thiện sự khác biệt văn hóa, và quan trọng hơn hết là tạo một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Chính những điều này sẽ quyết định thành bại của toàn dự án.