Làm PM có cần biết kỹ thuật không?
Chắc hẳn nhiều bạn muốn dấn thân vào nghề Product Manager đang tự hỏi “Tôi có cần biết nhiều về kỹ thuật không?” Nhiều người sẽ bảo “cần”. Ken Norton từng nói rằng vấn đề kỹ thuât là vấn đề thứ hai ông xem xét khi tuyển dụng Product Manager, với lý do giải ...
Chắc hẳn nhiều bạn muốn dấn thân vào nghề Product Manager đang tự hỏi “Tôi có cần biết nhiều về kỹ thuật không?”
Nhiều người sẽ bảo “cần”. Ken Norton từng nói rằng vấn đề kỹ thuât là vấn đề thứ hai ông xem xét khi tuyển dụng Product Manager, với lý do giải thích cặn kẽ. Microsoft và Google cũng thường tìm những ứng viên tốt nghiệp CS (khoa học máy tính) cho vai trò PM này. Và khi mấy ông lớn bảo “cần”, thì hiếm startup nào sẽ bảo “không cần” cả.
Từ trước đến nay, khi được hỏi han gì, tôi sẻ trả lời ngay kiểu “Tôi không phải là người có đủ điều kiện để trả lời câu hỏi này”. Tôi hiện đã có bằng cấp về Kỹ Sư Điện – Máy Tính, nên tôi chả biết được “mù tịt kỹ thuật” là ra sao cả. Hơn nữa, nhà tuyển dụng quả thật cũng không nên tuyển tôi làm Software Engineer (Kỹ Sư phần mềm). Thành thật mà nói, so với mấy ông PM tôi đã gặp qua, “kỹ thuật” của tôi chả là cây đinh gì cả, dù đã có bằng cấp (còn họ thì không). Cảm tưởng như là tôi học “kỹ thuật” chỉ để lấy bằng, chứ chả liên quan gì đến công việc suất.
TopDev TechTalk: All about Product Management – Views from the bottom
Hà Nội
Thời gian: 19h00 – 21h00 ngày 26/08/2016.
Địa điểm: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, 1 Lương Yên, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng.
Hồ Chí Minh
Thời gian: 18h00 – 21h00 ngày 27/08/2016.
Địa điểm: Lầu 9, ĐH Hoa Sen, 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1.
Nhưng giờ đây, tôi đổi ý rồi, tôi đã có thể tự tin trả lời câu hỏi này. Bạn không cần biết kỹ thuật để làm PM, bạn chỉ……….. Nếu lo lắng chuyện kỹ thuật vì bạn sợ sẽ không được nhận, hoặc, muốn học mọi thứ cùng một lúc, thì bạn vẫn ổn, đừng lo nhé. Còn nếu bạn hỏi vì bạn muốn né tránh code bằng mọi giá, có lẽ bạn nên chuyển sang theo đuổi ngành nghề khác đi.
Đây là bài học tôi đã rút ra được sau khi bị “roi quất” tại HBS (cơ quan tôi đang làm việc). Trước đó, ai cũng giỏi kỹ thuật hơn tôi cả. Đùng một cái, mọi người quanh tôi lại có những kỹ năng hoàn toàn khác. Chúng tôi xem xét báo cáo thu nhập, chúng tôi nói về cảm xúc, chúng tôi trình bày chiến lược.
Khi chúng tôi cần người nói về vấn đề kỹ thuật, tôi sẽ đảm nhiệm. Kinh nghiệm mua máy in 3D? Tôi. Kinh nghiệp dùng máy phay? Cũng tôi. Kinh nghiệm thiết kế bảng mạch? Tôi. Người duy nhất tìm được niềm vui khi ngồi mòn mông 8 tiếng đồng hồ làm bảng mạch? Cũng tôi nốt. Tôi không thay đổi, mà vì môi trường thay đổi, tôi chuyển từ một người chuyên “kỹ năng mềm” sang quản lý về kỹ thuật.
Đơn giản hơn, “quy trình” nghề nghiệp của tôi trông như sau:
Như vậy, trong giai đoạn đầu, tôi giật mình nhận ra, tôi cũng “kỹ thuật” hơn mình nghĩ. Nhiều PMs khác (không có bằng CS và hay tự nhận “phi kỹ thuật”) cũng vậy.
Ở giai đoạn thứ hai, tôi có cơ hội chúng kiến một nhóm người “phi kỹ thuật” thực thụ làm việc như thế nào. Mới đầu tuần này, chúng tôi vừa thực hiện một buổi giả lập làm bảng mạch. Mục tiêu của buổi mô phỏng không phải để nghiên cứu về bảng mạch, mà để giả lập quá trình trong môi trường vận hành nhà máy. Nhiều người chưa từng động đến bảng mạch trước đây.
Tuy vậy, nhiều người chí ít cũng tỏ vẻ quan tâm về một số linh kiện kỹ thuật. Mấy cái này là gì vậy? Tụ điện để làm cái gì? LED bật hoặc nhấp nháy báo cái gì? Tại sao ta phải lắp cho đúng hướng? Chip này là gì vậy? Tại sao lại chạy theo hướng này? Cái này làm việc thế nào? Tất nhiên cũng có nhiều người không tò mò như vậy.
Quả thật, chả ai có thể phán xét được đúng sai, tốt xấu cả. Chúng ta không thể nào vận hành nhà máy nếu thếu người tính toán dòng tiền và hoàn vốn. Chúng ta cũng không thể vận hành được nhà máy nếu thiếu người bắt tay vận hành và chuyển giao thành phẩm. Mỗi team cần nhiều vai trò, và không phải ai cũng nên cắm đầu vào những chi tiết kỹ thuật.
Vậy nếu tôi là quản lý chịu trách nhiệm tuyển dụng PM thì sao, Tôi sẽ tập trung vào những ai tò mò về cách hoạt động của từng chi tiết. Trước hết, họ không cố gắng quản lý, điều khiển mọi thứ, họ chỉ muốn hoàn thành công việc cho tốt thôi. Thứ hai, họ sẽ hỏi những câu hỏi về code giống như nhữ câu hỏi bảng mạch ở trên vậy, “Bug này ở đâu ra vậy?” “Tại sao phải dùng cấu trúc này mới đúng?” “Muốn xem lại thay đổi của mình thì phải làm sao?”
Khi bạn mới bắt đầu, tôi không nghĩ khởi điểm “kỹ thuật” của bạn quá quan trọng. Vấn đề nằm ở chỗ bạn có tò mò về vấn đề kỹ thuật hay không. Sự tò mò này sẽ giúp bạn không ngừng hoàn thiện bản thân. Và sẽ có ngày bạn sẽ đạt chuẩn “kỹ thuật” mà mọi người hay nói đến, hoặc chí ít cũng đạt mức vừa đủ để hoàn thành công việc.
Tóm lại, bản thân tôi không bỏ qua ứng viên PM dựa trên độ “kỹ thuật” của họ, mà dựa trên mức tò mò của họ về mọi thứ. Sớm hay muộn, họ cũng sẽ bị “kỹ thuật hóa” nhanh chóng thôi.
Nếu bạn mong muốn trở thành một Product Manager, hay đang đắn đo về việc trở thành một Product Manager. Đừng chần chừ tham dự buổi Techtalk để hiểu rõ bản thân và công việc hơn nữa. Nhanh tay giữ chỗ tại TopDev TechTalk: All about Product Management – Views from the bottom để có cơ hội gặp gỡ và giao lưu cùng các diễn giả khách mời hiện đang giữ vị trí PM, CEO tại Rakuten, VCcorp, VNG, Tiki, Adayroi…
Hà Nội
Thời gian: 19h00 – 21h00 ngày 26/08/2016.
Địa điểm: Tầng 8, tòa nhà Hanoi Creative City, 1 Lương Yên, Bạch Đằng, Hai Bà Trưng.
Hồ Chí Minh
Thời gian: 18h00 – 21h00 ngày 27/08/2016.
Địa điểm: Lầu 9, ĐH Hoa Sen, 08 Nguyễn Văn Tráng, Quận 1.
Mọi thông tin hỗ trợ vui lòng liên hệ:
Tel: 08 6273 3497
Hotline : 0944 685 243 – Ms. Ngọc | 0963 651 587 – Ms. Nguyên
Tech talk via ellenchisa blog