Làm thế nào để xây dựng thành công QA team?
Chúng ta muốn nói gì về 1 QA team tuyệt vời? “1 team với 1 nhân tố nổi trội là 1 good team, nhưng 1 team không có nhân tố đó thi sẽ là 1 great team” Trích dẫn trên của tác giả đưa chúng ta tới 1 khái niệm về các great team và các đặc điểm của nó. Bài viết này xuất phát từ kinh ...
Chúng ta muốn nói gì về 1 QA team tuyệt vời?
“1 team với 1 nhân tố nổi trội là 1 good team, nhưng 1 team không có nhân tố đó thi sẽ là 1 great team” Trích dẫn trên của tác giả đưa chúng ta tới 1 khái niệm về các great team và các đặc điểm của nó. Bài viết này xuất phát từ kinh nghiệm thu được khi làm việc cho các team khác nhau, quan sát hành vi của các team member dưới sức ép thời gian cùng với tính chất phức tạp của 1 dự án. Điểm này phù hợp với QA team để mà có thể tìm thấy các điểm nổi trội trong các hoạt động của dự án và đòi hỏi sự kết hợp chuẩn mực của mọi người mới có thể thực hiện các hoạt động này.
Tại sao 1 số QA team thất bại và số khác lại thành công?
Có giải pháp nào cho vấn đề này? Câu trả lời là “Yes”/”No” – phụ thuộc vào cách các team member điều chỉnh bản thân theo mục đích chung của team, không những phải trả giá vì lợi ích của các team member của mình mà còn làm việc cùng nhau với sự thấu hiểu và cách nhìn nhận về các vấn đề. Thành công cũng phụ thuộc vào tố chất lãnh đạo của các test lead ”Thuyền trưởng của con tàu”.
Đối tượng của bài viết này là để giúp các kỹ sư kiểm thử phần mềm hoặc bất cứ ai mà tin vào teamwork. Ngoài ra bài viết này giúp bạn hiểu các đặc điểm của team có performane cao và cách họ trau dồi trong team của họ.
Thành công của 1 team về lâu dài không phụ thuộc vào từng cá nhân mà được coi như “Ngôi sao” mà phụ thuộc vào tất cả mọi người mà gọi là "cụm các ngôi sao" tạo thành great team.
Các đặc điểm của great software testing team
Giai đoạn ban đầu – tự hỏi mình câu hỏi sau:
New member của bạn có biết lý do anh ấy đã được lựa chọn cho team?
Các new member của team thường bối rối về sự hiện diện của họ trong team. Mặc dù bạn có thể đã chỉ dẫn rằng họ không cần biết mục đích và chỉ cần làm nhiệm vụ được giao. Đây là 1 giả thiết được thực hiện bởi nhiều quản lý cấp cao. Bằng cách miêu tả rõ ràng vai trò và trách nhiệm giúp các cá nhân hiểu dự án theo bối cảnh rộng hơn. Nó bao gồm các sự liên quan về công việc của họ, các kỹ năng của bản thân mà có thể đóng góp cho dự án, chia sẻ mục đích chung của team mà đã được miêu tả trước đó. Điều này mang lại sự giao kết tuyệt vời với công việc và do đó góp phần vào chất lượng của nó.
Quyền sở hữu
Khi độ phức tạp của dự án tăng về số lượng task và quy mô team, 1 leader sẽ không thể theo dõi các task của từng cá nhân. Do đó giải pháp cho điều này là sẽ gán quyền sở hữu tới từng cá nhân. Tuy nhiên, việc quản lý ảo này thường diễn ra như 1 trở ngại hơn là 1 giải pháp nếu không được xem xét phù hợp. Chỉ định 1 các nhân làm chủ sở hữu mà không xem xét nghiêm túc liệu họ có thể quản lý được team của họ sẽ không mang lại kết quả mong muốn.
Các cá nhân làm chủ sở hữu nên có 1 tư duy phù hợp với tư duy của các leader và sự tự tin về công việc của họ để làm việc như các leader tương lai. Đây là những người mà có thể tạo nên sự khác biệt cùng các member của họ và cũng những con người đó nếu thể hiện sự thờ ơ sẽ làm team của họ tan rã. Nhiệm vụ của các chủ sở hữu không chỉ đơn thuần là gán các task tới các member mà còn phải hiểu các task, 1 vị trí ở góc nhìn rộng hơn và mang đến 1 cái nhìn chung giữa các member của họ. Hỗ trợ các member của họ tại các thời điểm khó khăn trong việc xử lý các task, những câu khuyến khích, sửa chữa các lỗi của họ không chỉ với vai trò là lead mà còn như 1 người ngang hàng, hành động theo các ý tưởng hoặc lấy lời khuyên cho các tình huống thích hợp từ kinh nghiệm của các member dĩ nhiên sẽ có lợi cho các mục tiêu được chia sẻ. Sự cộng tác và ý thức về sự phụ thuộc lẫn nhau trong 1 team sẽ làm giảm hành vi đổ lỗi và kích thích cơ hội học tập và cải thiện.
Kiến thức của các member dày dạn kinh nghiệm trong team
Những người có kinh nghiệm là người mà đã dành 1 thời gian đáng kể trong 1 dự án hoặc các loại công việc tương tự. Họ là nguồn lực mà có kiến thức rộng lớn về dự án. Bằng cách truyền đạt kiến thức của họ theo cách thích hợp, toàn bộ team có thể được hưởng lợi. Cá nhân này nên thể hiện hành động chuyên tâm tới các công việc của những người khác hơn là kiêu ngao. Nó thường được nói đến, “Quá khứ thành công sinh kiêu ngạo”. Họ là những người có khả năng thực tiễn cao mà nếu vắng họ có thể cảm nhận được sự thiếu vắng nhưng nó không phải là chỉ tiêu duy nhất vì có nhưng cơ hội tương đương cho những người khác mà có tầm cỡ tương tự để làm việc ở vị trí này.
Động lực – yếu tố chính
Động lực không phải là tập hợp tất cả các member lại và đưa ra 1 bài phát biểu chung chung nào đó. Mà thay vào đó bạn nên cố gắng sức để điều chỉnh bài phát biểu này để nói với mỗi cá nhân. Điều này có nghĩa là mỗi team member có 1 phẩm chất và phong cách làm việc riêng. Nhiệm vụ này khá phức tạp với test lead, từ đó nó mang lại động lực cho công việc của các leader để cảm nhận cảm giác của các member không chỉ về các task đã được gán cho các member mà còn về toàn bộ dự án. Thái độ tích cực của lead sẽ tạo năng lượng cho team – Điều này được trích rút từ kinh nghiệm làm việc cho 1 trong những great test team. Nếu leader than phiền về giờ làm việc quá dài hoặc bắt các team member làm việc với 1 lịch trình mà không thể đáp ứng được, team của bạn sẽ phản ứng lại thái độ của bạn. Họ là 1 lãnh đạo thực sự, bất chấp lịch trình bất hợp lý, tạo sự tin tưởng giữa các team member vào khả năng của họ và đồng thời làm việc hết năng lực của bản thân để chứng mình các team member của họ đã nỗ lực làm việc trên lịch trình bất hợp lý nhưng mang lại 1 diện mạo mới tới lịch trình này để làm đơn giản hóa công việc của các team member.
Sự công nhận
Mọi người đều muốn được công nhận về công việc của mình. Khi 1 cá nhân được trao công việc, trách nhiệm của team lead là mang lý lẽ để công nhận cá nhân đó trước những người khác. Quyết định của team lead cho loại task này nên công bằng. Điều này mang đến sự tôn trọng lớn cho các cá nhân được trao nhận từ những member của team. Họ sẽ làm việc dựa trên những lý lẽ tương tự và sau cũng các lợi ích của team từ sự đáp lại của họ. Khá phổ biến khi các member đang làm việc cho các leader ảo thường không được công nhận vì các leader của team không thấy được. 1 leader ảo là người mà phải đặt lên bàn 1 bảng thành tích, đóng góp của các team member với task của họ. Việc này cho thấy leader ảo là leader tương lai người mà phải take care các member của team mình và được đón nhận bởi các member của team mà họ luốn muốn liên kết lại trong tương lai.
Cuộc gặp 1-1
Việc xác định, đánh giá vai trò và trách nhiệm của các member thường được thực hiện ở cuối dự án.
Đây là 1 formal process. Nhưng các cuộc đàm thoại informal như kiểu 1-1 cũng bổ sung cho formal process. Những cuộc họp informal sẽ giải quyết các vấn đề hiện hữu mà các member không cảm thấy muốn truyền đạt trong cuộc họp nhóm, các cơ hội trong tương lai cho các member, nhận diện các leader/owner tương lai của team và cùng giải quyết các vấn đề ngay sau khi nhận được feedback của các member của team. Feedback được phân phối kịp thời và hợp lý có thể tạo nên sự khác biệt giữa 1 team mà giấu diếm lỗi và 1 team nhìn ra các lỗi như là các cơ hội. Trách nhiệm về hiệu suất nghèo nàn thường là trách nhiệm của cả cấu trúc team không phải là sự thiếu năng lực của cá nhân nào đó; song các các nhân mà đang trong Chương trình traning. Nếu các team member cảm thấy họ phải đọ sức với nhau để cạnh tranh, họ sẽ giấu diếm các thông tin mà có thể hữu ích cho toàn team. Khi 1 team gặp các vấn đề, hiển nhiên các team leader sẽ focus vào cấu trúc của team trước khi focus vào từng các nhân.
“Don’t tell people how to do things, tell them what to do and let them surprise you with their results.” – George Patton
Kết luận
Có nhiều điều cần cân nhắc khi xây dựng successful team. Các từ khóa - Unity, Trust, Respect for others opinion and acting without fear là các phần cấu thành great test team nói chung. Sau khi đọc bài viết này hãy nhìn vào team của bạn và tự hỏi “Bạn có đang làm việc trong great test team” hay “Bạn sẽ nỗ lực hết mình để xây dựng great test team”. Sau đó đừng đợi chờ, hãy thử tiếp tục xây dựng “Great software testing team”.
“Coming together is a beginning, Keeping together is progress, Working together is success”. – Henry Ford
Tham khảo: https://www.softwaretestinghelp.com/how-to-build-a-successful-qa-team/