12/08/2018, 14:44

Layers WP - WordPress Theme framework cho người không chuyên lập trình

Nếu bạn là 1 người không chuyên về lập trình nhưng lại muốn xây dựng cho mình một website dạng landing page đẹp mắt và đầy đủ các chức năng mong muốn với WordPress, thì theo cá nhân mình có lẽ Layers WP là 1 trong những framework tốt nhất hiện nay. Giới thiệu Layers WP là một WordPress Theme ...

Nếu bạn là 1 người không chuyên về lập trình nhưng lại muốn xây dựng cho mình một website dạng landing page đẹp mắt và đầy đủ các chức năng mong muốn với WordPress, thì theo cá nhân mình có lẽ Layers WP là 1 trong những framework tốt nhất hiện nay.

Giới thiệu

Layers WP là một WordPress Theme framework được xây dựng trên nền tảng WordPress. Layers WP giúp người dùng xây dựng website một cách dễ dàng và miễn phí (tuy vẫn có 1 số extension đi kèm phải trả phí), bạn đừng quá lo nếu không có kiến thức về lập trình web, Layers WP sẽ hỗ trợ bạn gần như mọi thứ. Đương nhiên, nếu bạn có kiến thức về lập trình web thì sẽ tốt hơn nhiều. WordPress Theme framework này hỗ trợ việc xây dựng website thông qua Customize trong Admin menu, mọi thứ trở nên vô cùng đơn giản chỉ bằng việc click chọn và kéo thả để tùy biến mọi bố cục theo ý muốn.

Cài đặt

Việc đầu tiên, đương nhiên là bạn phải cài WordPress. Tuy nhiên, mình xin không nói về việc hướng dẫn cài đặt WordPress bởi vì nó có rất nhiều bài viết hướng dẫn trên Internet rồi. Note: Nếu bạn đã cài đặt WordPress rồi và đang cài đặt các theme khác thì nên sao lưu theme đó lại trước khi cài đặt Layers WP phòng khi xảy ra lỗi.

Cấu hình WordPress

Layers WP phụ thuộc vào một vài thiết lập để trình bày nội dung tối ưu và chức năng: Trong Admin Menu của WordPress

  1. Đi đến SETTINGSPERMALINKS và chọn Post Name
  2. Đi đến SETTINGSMEDIA và thiết lập những tùy chọn sau:
  • Thumbnails: tùy thuộc vào bạn, nhưng Layers WP khuyến cáo nên thiết lập 300x300.
  • Medium: 600 Max Width và 9999 Max Height. Điều này sẽ tạo ra một phiên bản thu nhỏ của các hình ảnh được tải lên lớn hơn 600px và sẽ được Layers sử dụng trong các Widgets của bạn trong 1 số cấu hình.
  • Large: bạn có thể để mặc định hoặc thiết lập Max Hieght 9999 để bảo đảm các hình ảnh không bị cắt khi hiển thị.
  1. Nếu bạn đã có sẵn hình ảnh trong thư viện thì nên làm theo hướng dẫn của bài viết này.

Download Layers WP

Bạn có thể tải Layers về ở địa chỉ sau: http://layerswp.com Note: người dùng Safari chú ý chắc chắn rằng Safe Downloads không được bật trong Preferences. Khi bạn tải về xong, bạn sẽ có 1 tập tin và cài đặt nó thông qua WordPress. Hãy chắc chắn rằng bạn đang có phiên bản Layers WP mới nhất trước khi bắt đầu.

Cài đặt Layers WP

Note: Nếu bạn chưa có phiên bản WordPress mới nhất thì hãy cập nhật phiên bản mới nhất trong DASHBOARDUPDATES

  1. Truy cập vào Admin Panel, đi đến APPEARANCE và chọn ADD NEW
  2. Chọn button UPLOAD THEME.
  3. Chọn BROWSE (Choose File on some browsers) và tìm đến thứ mục chứa file zip Layers theme.
  4. Chọn file và nhấn Open.
  5. Click INSTALL NOW để bắt đầu cài đặt.
  6. Sau khi hoàn thành cài đặt, nhấn Activate để kích hoạt Layers.
  7. Bạn sẽ được điều hướng đến màn hình Layers Getting Started.
  8. Đọc những hướng dẫn ban đầu và bắt đầu xây dựng trang web với Page Building & Homepages.

Page Building & Layers Widgets

Sau đây là hướng dẫn để tạo 1 page đơn giản với Layers WP sau khi đã hoàn thành cài đặt

Tạo Layers Pages

Trong Admin Panel, chọn LAYERSADD NEW PAGE, bạn sẽ thấy màn hình như sau: Trong này, bạn có thể chọn ngay các layout mẫu như Application, Contact Page,... để có ngay kết quả hoặc chọn Blank Page để xây dựng từ 1 trang trắng.

Customize Pages

Sau khi đã tạo page, bạn sẽ được điều hướng ngay đến trang Customize của trang đó. Ở đây, bạn có thể thấy có rất nhiều tùy chọn cho page của bạn.

  • Edit Layout: chỉnh sửa bố cục trang web, chỉnh sửa hiển thị trên các thiết bị mobile,...
  • Site Settings: tùy chọn màu sắc, logo, tiêu đề, font chữ,...
  • Menu: quản lý các menu của trang web.
  • Header: tùy chọn các dạng bố cục cho phần header.
  • Blog: quản lý bố cục hiển thị các bài viết.
  • Footer: tùy chọn các dạng bố cục cho phần footer.
  • Additional CSS: nơi viết code CSS của trang web.

Edit Layout

Đây là nơi bạn sẽ chỉnh sửa bố cục chính của trang web, thay đổi số cột, số hàng, chỉnh sửa nội dung, quản lý widget,... Phần đầu tiên trong Edit Layout là phần BODY, đây sẽ là nơi layout trang web của bạn hiển thị. Layout định sẵn sẽ điền vào phần này với một lựa chọn các Layers widgets, nếu là trang Blank Page sẽ có nhắc nhở thêm widget đầu tiên vào layout của page. Nhấn Add a Widget để xem danh sách các widget và chọn widget phù hợp. Có những widget riêng của Layers như Content, Slider sẽ cho bạn nhiều lựa chọn hơn như chia cột, thay đổi font chữ, màu chữ, màu nền,...

Tổng kết

Trên đây là bài hướng dẫn sơ lược việc cài đặt và sử dụng một số tính năng cơ bản của framework Layers WP, và còn rất nhiều tính năng cho người dùng mà trong giới hạn của bài viết này mình không thể chia sẻ hết được. Layers WP là 1 WordPress framework thực sự rất tuyệt vời cho những bạn không chuyên về lập trình web, nó thực sự là một theme có tính mở rộng cao, và còn update nhiều trước khi hoàn thiện. Xin cảm ơn!

0