Liệu chế độ ẩn danh có thực sự an toàn?
Các trình duyệt hiện đại cung cấp tùy chọn bảo mật riêng tư khác nhau theo một số tên gọi khác nhau: Chế độ ẩn danh trong Chrome, Duyệt web riêng tư trong Firefox và Opera, Internet Explorer và Microsoft Edge, Cửa sổ riêng tư trong Safari. Ở bài viết này, mình xin đề cập đến cụ thể Chế độ ẩn danh ...
Các trình duyệt hiện đại cung cấp tùy chọn bảo mật riêng tư khác nhau theo một số tên gọi khác nhau: Chế độ ẩn danh trong Chrome, Duyệt web riêng tư trong Firefox và Opera, Internet Explorer và Microsoft Edge, Cửa sổ riêng tư trong Safari. Ở bài viết này, mình xin đề cập đến cụ thể Chế độ ẩn danh của trình duyệt Google Chrome - một trong những trình duyệt phổ biến và là sự lựa chọn hàng đầu của người dùng trong thời điểm hiện tại. Chắc với nhiều người, chế độ ẩn danh hay Ctrl + Shift + N trên Google chrome chẳng còn là điều gì đó quá mới mẻ và xa lạ, nhất là với các đấng nam nhi khi tìm kiếm bất kì thứ gì trên mạng mà không muốn mất thời gian cho việc xóa lịch sử. Nếu bạn lo ngại về quyền riêng tư khi bạn trực tuyến, bạn nên biết chế độ ẩn danh làm gì và không làm gì để bảo vệ quyền riêng tư của mình. Khi bạn mở một cửa sổ ẩn danh trong Chrome, có một mô tả giải thích các giới hạn của những gì được bảo vệ. Nhưng một điều đáng chú ý là tỉ lệ người chú ý đến mô tả này lại cực kỳ thấp và khá ngạc nhiên là hầu hết mọi người đều có chung suy nghĩ họ được bảo vệ mọi thông tin của mình khi đang trong chế độ ẩn danh. Theo Developer đến từ Chrome Darin Fisher, Google "day dứt và khó nghĩ" để đặt tên cho tính năng này, cố tình chọn không gọi nó là "chế độ riêng tư" để tránh việc người dùng hiểu nhầm nó.
Khi bạn khởi chạy tab ẩn danh, chúng tôi đã thực sự rất cố gắng để giúp mọi người thấy rõ rằng hoạt động của bạn chắc chắn vẫn hiển thị với trang web bạn truy cập và có thể hiển thị với chủ lao động của bạn, trường học của bạn và tất nhiên với cả nhà cung cấp mạng.
Thật vậy, bất cứ khi nào bạn nhập chế độ ẩn danh hoặc mở tab chế độ ẩn danh mới, một thông báo ngắn xuất hiện trên màn hình, giải thích ngắn gọn cách hoạt động của nó. Chrome cho biết sẽ không lưu lịch sử duyệt web, cookie và dữ liệu trang web của bạn cũng như thông tin được nhập vào biểu mẫu khi bạn đang ở chế độ ẩn danh.
Ngoài ra, phần mềm được cài đặt trên máy tính của bạn cũng có thể phá vỡ sự bảo vệ quyền riêng tư khi chuyển sang chế độ ẩn danh. Ví dụ, phần mềm giám sát được cài trên máy thường không bị ảnh hưởng bởi chế độ ẩn danh. Phần mềm gián điệp được cài đặt trên máy tính cũng có thể tiếp tục thu thập thông tin bất chấp việc sử dụng chế độ ẩn danh. Tóm lại, chế độ ẩn danh và các chế độ duyệt web riêng tư khác rất hữu ích và chúng cung cấp một mức bảo vệ quyền riêng tư thực sự dễ dàng để tận dụng. Miễn là người dùng nhận thức được những hạn chế và không ảo tưởng rằng nó là một phép thuật có thể hoàn toàn ẩn hoạt động trực tuyến của họ, nó có thể là một công cụ hữu ích đơn giản để sử dụng. Đến với câu hỏi ở tiêu đề, chắc bạn cũng đã câu trả lời cho riêng mình, an toàn hay không còn phụ thuộc vào yếu tố cá nhân rằng bạn có thực sự hiểu về cơ chế hoạt động của nó, rằng chế độ ẩn danh bảo vệ những gì và không bảo vệ những gì? Trong bài viết này, mình đã giới thiệu khái quát về chế độ ẩn danh được phát triển trên trình duyệt Web Google Chrome. Nếu bạn cần một giải pháp bảo mật dữ liệu cá nhân mạnh mẽ hơn, hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của mình nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc bài!
References:
https://www.independent.co.uk/life-style/gadgets-and-tech/news/incognito-mode-chrome-safari-firefox-meaning-privacy-nsfw-content-who-can-see-google-a8064876.html
https://www.computerworld.com/article/3186941/web-browsers/you-are-not-very-incognito-in-incognito-mode.html