20/07/2019, 09:49

Liệu Open Source có trở thành tương lai của phần mềm?

Khác với thời điểm mới ra mắt, giờ đây Open Source đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Vào thập kỷ 60-70, khi còn chưa có khái niệm Open Source Software hay Packaged Software, khái niệm phần mềm Open Source đã tồn tại song chưa từng có luật độc quyền ...

Khác với thời điểm mới ra mắt, giờ đây Open Source đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi hơn bao giờ hết. Vào thập kỷ 60-70, khi còn chưa có khái niệm Open Source Software hay Packaged Software, khái niệm phần mềm Open Source đã tồn tại song chưa từng có luật độc quyền (Proprietary) và phần mềm miễn phí.

Các Developer cũng chưa nhận ra tiềm năng của Open Source và chỉ đặt mục tiêu kiếm tiền. Ngay cả khi tiềm năng của nó đã được công nhận, Open Source lúc này cũng chưa ổn định khi chỉ 1 hướng dẫn sai cũng có thể đánh sụp cả một hệ thống. Khi cuộc cách mạng máy tính nổ ra, những tay đam mê phần mềm bắt đầu gặp gỡ giao lưu cùng nhau tạo ra những dòng code “khủng” high-level hơn. 

Chính những cuộc hội ngộ này cũng là nguyên nhân ra đời của hầu hết các gã khổng lồ công nghệ sau này – từ những dự án Open Source. Khi đĩa mềm ra đời vào khoảng giữa thập niên 70, chả ai cài được chúng trên máy tính ngoài cách gõ trực tiếp lên máy. Vì vậy các tín đồ công nghệ chỉ còn cách công bố code của mình trên các tạp chí công nghệ để bất kỳ ai cũng có thể sao chép và chạy code. Tuy cách này khá cồng kềnh nhưng nó là giải pháp duy nhất trong giai đoạn này và những đoạn code này có sẵn, không tốn phí và thậm chí có thể sửa đổi theo nhu cầu.

Sự ra đời của Open Source

Khi công nghệ trở nên tiên tiến và phức tạp hơn, hệ điều hành và phần mềm ra đời. Coder nhà nhà bắt đầu bán code cho các công ty hoặc bán trực tiếp đến người dùng, nhưng vẫn có một bộ phận lập trình viên đăng tải code của mình miễn phí! Đây cũng là lúc Microsoft và Apple ra đời bên cạnh các tập đoàn đã ra mắt như Xerox & IBM và tạo nên cuộc cách mạng cho máy tính. 

Image result for microsoft proprietary software

Như có thể thấy, Apple, Microsoft và IBM là những tập đoàn lớn nhất thế giới, nhưng vẫn chịu sự cạnh tranh gay gắt do cuộc cách mạng Open Source. Nhiều công ty mới thành lập và các tập đoàn lớn hiện nay xây dựng sản phẩm của họ dựa trên code Open Source vì nó dễ dàng xây dựng dựa trên cái gì đã có sẵn hơn là từ tay trắng đi lên. Có thể ví dụ như Microsoft với Microsoft Edge trên nền tảng Chromium nguồn mở. Microsoft là công ty phần mềm tạo ra hệ điều hành và phần mềm khác cho các công ty phần cứng như IBM. Họ bán phần mềm cho các tập đoàn và thu tiền bản quyền trên mỗi bản sao trên máy tính. 

Microsoft đã chiếm độc quyền cho đến khi cuộc cách mạng phần mềm miễn phí nổ ra. Họ vẫn là công ty dẫn đầu và duy trì độc quyền, song họ vẫn nhận nhiều phàn nàn từ phía người dùng khi không được lựa chọn những gì họ cần và những gì họ muốn. Khi Free Software Movement bắt đầu có hiệu lực, nó nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Linus Torvalds – người sáng lập Linux. Linus Torvalds là người ủng hộ cho phần mềm miễn phí ngay từ đầu vì đã có người dùng sản phẩm Linux. Đây cũng là lúc thuật ngữ Open Source ra đời để có bản sao lưu từ các huyền thoại như Richard Stallman, người bắt đầu cuộc cách mạng và tạo ra GNU (General Public License – giấy phép phần mềm tự do phổ biến nhất hiện nay).

Linus Torvalds – người viết ra nhân kernel cho Linux. Ông còn chính là người đã tạo ra Git – hệ thống quản lý phiên bản phân tán phổ biến mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Huyền thoại Richard Stallman – giáo chủ của phần mềm tự do, the last man standing của cộng đồng hacker chân chính

Nguồn gốc của phần mềm Open Source (OSS)

Open Source là một sản phẩm bao gồm quyền sử dụng code, tài liệu thiết kế hay nội dung của nó. Phong trào nguồn mở là phong trào hỗ trợ sử dụng giấy phép cho các phần mềm. Các nhà phát triển và lập trình viên đóng góp những mã code của mình và trao đổi chúng để phát triển phần mềm. Thuật ngữ Open Source code không phân biệt bất kỳ nhóm hay cá nhân nào khi lấy hay chỉnh sửa code của OSS. Cách tiếp cận này giúp phát triển phần mềm cho phép mọi người tiếp cận và chỉnh sửa code open source. Những sửa đổi này sau đó được phân phối lại cho các nhà phát triển Open Source. Những mục tiêu này thúc đẩy sản xuất các chương trình chất lượng cao cũng như hợp tác với những người cùng chí hướng để cải thiện công nghệ Open Source.

Vì sao Open Source Software (OSS) có ưu thế hơn Proprietary (phần mềm độc quyền)?

OSS (Open Source Software) có rất nhiều lợi thế hơn so với phần mềm độc quyền Proprietary. Trước hết, OSS là thuật ngữ “cây dù” bao gồm tất cả các loại phần mềm và không giới hạn ở hệ điều hành, Kernels, trình duyệt, và các phần mềm văn phòng khác. Lấy ví dụ giữa Google Chrome và Internet Explorer. Chrome được xây dựng dựa trên trình duyệt open source Chromium và đánh bại Internet Explorer trên mọi khía cạnh. 

Thừa nhận đi: Hầu hết các lập trình viết và nhà phát triển phần mềm sử dụng Internet Explorer chỉ để download Chrome.

Những lý do OSS tốt hơn Proprietary

  • Phần mềm Open Source cung cấp mức độ tùy biến cho người dùng cuối. Việc tùy chỉnh có thể do chính người dùng thực hiện. Ngược lại, phần mềm Proprietary chỉ có thể chỉnh sửa bởi tập đoàn mẹ của phần mềm.
  • Phần mềm Open Source có thể sử dụng và sửa đổi miễn phí khi người dùng tuân thủ các điều khoản trong giấy phép. Ngược lại, các phần mềm Proprietary phải trả khoản phí để mua phần mềm đó, nhưng sau đó người dùng cũng không thể thực hiện bất kỳ thay đổi nào vì không được cung cấp mã nguồn.

  • Mục tiêu của OSS chủ yếu là góp phần giúp thế giới phát triển không vì lợi nhuận, trong khi bên còn lại cũng tạo ra sự ảnh hưởng lớn, song luôn có với một mức giá đi kèm.
  • OSS có số lượng người đóng góp giúp phát triển về chức năng và tốc độ, đồng thời cung cấp bảo mật cho người dùng theo tiêu chuẩn quốc tế. Nếu có nhiều developer trong dự án thì sẽ ít lỗi xuất hiện hơn. Trong khi đó phần mềm Proprietary có đội ngũ riêng làm việc trên phần mềm, điều này giúp phần mềm Proprietary có tổ chức hơn OSS, nhưng cũng sẽ thiếu đi sự sáng tạo.
  • OSS không phân biệt newbie với developer có kinh nghiệm vì họ sẽ đóng góp cho dự án theo kiến thức tương ứng. Đối với phần mềm Proprietary, hầu hết chỉ những developer dày dặn kinh nghiệm mới có thể làm việc trên phần mềm để tuân thủ các tiêu chuẩn.

Phần mềm Open Source hiện có ảnh hưởng như thế nào và trong tương lai ra sao?

OSS đã thay đổi thế giới theo hướng tích cực. Hiện tại có rất ít phần mềm khai thác và độc quyền người dùng vì có chương trình Open Source thay thế cung cấp các chức năng tương tự và không tốn phí. Khi ngày càng nhiều người dùng và developers biết đến các hệ OSS khác nhau, sẽ dẫn đến tác động đáng kể vì các nhà phát triển đều mong muốn tạo ra sự thay đổi lớn trong tương lai.

Hiện tại OSS chưa phổ biến vì chưa được quảng bá rộng rãi, do đó người dùng thông thường không biết một phần mềm đắt tiền có bản thay thế miễn phí.

Thông qua OSS các developer có cơ hội phát triển kỹ năng của mình:

  • Học được kỹ thuật mới và cách giải quyết vấn đề hiệu quả từ các senior developer trong các dự án.
  • Nếu phát triển và phát hành phần mềm OSS của riêng mình, các nhà chuyên gia có thể biết đến và đóng góp phát triển code, giúp phần mềm của bạn được biết đến và nhiều developers biết đến bạn hơn.

Trong tương lai, OSS sẽ chiếm lợi thế so với các đối tác khi cơ sở người dùng ngày càng tăng. 

  • Tăng số lượng người dùng và developer đồng nghĩa với tăng số lượng tính năng và biện pháp bảo mật.
  • Các bản cập nhật phần mềm có thể được triển khai thường xuyên hơn vì có nhiều developers làm việc trên phần mềm.
  • Số lỗi của phần mềm được giảm đáng kể.
  • Phần mềm được đảm bảo tính bảo mật.
  • Người dùng không tốn chi phí nào khi sử dụng

Nói tóm lại, Open Source sẽ là tương lai của ngành công nghiệp phần mềm, tạo nên sự cạnh tranh rất sát sao với những phần mềm độc quyền, giúp thị trường có nhiều sự lựa chọn hơn. 

Sớm thôi, mọi người đều dành sự chú ý cho phần mềm đầy tiềm năng này!

Đừng bỏ lỡ những bài viết hay liên quan:

  • 10 Vấn đề về Git thường gặp và Giải pháp
  • Một vài lệnh Git hữu dụng
  • Combo các lệnh Git đủ dùng trong một dự án cho người mới bắt đầu

Xem thêm việc làm Software Developers hấp dẫn tại TopDev

TopDev via Hackernoon

  Combo các lệnh Git đủ dùng trong một dự án cho người mới bắt đầu
  Git - Học nghiêm túc một lần (Phần 1)
0