[LINUX 101] Bỡ ngỡ bước vào thế giới Linux
Song song với series bài viết chia sẻ về Git ( Mọi người có thể tham khảo tại link này ) mình sẽ tạo thêm một series nữa chia sẻ với mọi người về những kiến thức căn bản, nền tảng, cốt lõi của Linux, được gọi là LINUX 101 . Với series mới này mình hi vọng sẽ gỡ bỏ được phần nào những khúc mắc của ...
Song song với series bài viết chia sẻ về Git ( Mọi người có thể tham khảo tại link này ) mình sẽ tạo thêm một series nữa chia sẻ với mọi người về những kiến thức căn bản, nền tảng, cốt lõi của Linux, được gọi là LINUX 101. Với series mới này mình hi vọng sẽ gỡ bỏ được phần nào những khúc mắc của các bạn khi mới tiếp xúc với Linux cũng như có thể nhen nhóm được phần nào đó niềm đam mê, sự hào hứng với nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở huyền thoại này.
Cũng như đại đa số mọi người khi bắt đầu chuyển từ sử dụng Windows sang Linux (cụ thể như ubuntu, arch, mint, centos, ...) sẽ gặp rất nhiều bỡ ngỡ, mình cũng vậy, vô số câu hỏi, thắc mắc phát sinh xoay quanh nền tảng này: tại sao các ông lại phải dùng lệnh để gõ? sao không thao tác bằng giao diện đồ họa cho tiện? tại sao nó không chia thành các ổ đĩa để lưu trữ như windows? Tại sao tôi không có microsoft office, cùi bắp vậy? Shell là cái gì? Kernel là gì?, ... Vâng, tất cả, tất cả các thắc mắc đó, bạn sẽ cùng với tôi, chúng ta cùng làm rõ trong series này nhé.
1. Đặt vấn đề.
Giống như hàng ngàn môn học mà bạn đã trải qua trong suốt quãng đời phổ thông, rồi đại học, bài đầu tiên luôn là bài học tổng quan, mang lại cho bạn cái nhìn toàn diện nhất về thứ chúng ta chuẩn bị đắm chìm trong thời gian sắp tới, và bài chia sẻ hôm nay cũng vậy, sau khi đọc xong các bạn có thể nắm được một số vấn đề sau:
- Linux là gì? Nó từ đâu đến và do ai tạo ra?
- Những thành phần chính cấu tạo nên một hệ thống linux
- Chức năng, nhiệm vụ tổng quan của từng thành phần đó
- Những bản phân phối nổi tiếng ( được sử dụng phổ biến ) của linux
2. Linux là gì?
Chắc chắn rồi, bạn cũng như tôi, một người chưa từng dùng, làm việc với linux bao giờ sẽ vô cùng bối rối trước vô vàn những phiên bản, các tên gọi mà ta biết rằng nó chỉ là linux thôi, tại sao phải lắm tên như vậy. Bên cạnh đó tôi cũng chắc rằng bạn còn bối rối hơn trước những khái niệm như LiveCD, GNU, ... khi lựa chọn một phiên bản linux mà mình muốn sử dụng, thì đây chính là hòn gạch đầu tiên đặt móng cho bạn đây.
Dù các tài liệu khác nhau có giải thích như nào chăng nữa thì một hệ thống linux có thể tóm gọn lại bao gồm 4 thành phần chính sau:
- Linux kernel
- GNU utilities
- Môi trường đồ họa desktop
- Phần mềm ứng dụng Từng thành phần một đều có những nhiệm vụ riêng biệt, nếu bạn tách chúng riêng rẽ nhau thì sẽ không có cái gì hữu dụng cả ( teamwork rất chặt chẽ phải không nào), bạn có thể xem bức hình dưới đây để nhìn được một cách tổng quan về hệ thống Linux
2.1. Linux kernel
Lõi ( có thể hiểu là nhân, là xương sống, là tủy, ...) của một hệ thống linux được gọi là kernel. Kernel điều khiển toàn bộ phần cứng cũng như phần mềm của hệ thống máy tính, có thể coi như một vị tướng quân, điều binh khiển tướng. Nó gọi đến các phần cứng khi cần thiết, truy xuất, xử lý đến các phần mềm nếu thích ( ok, tất nhiên không phải là nó thích mà là bạn thích