"Lời hứa" trong Javascript có thực sự là một lời hứa ?
Vừa rồi, mình có vô tình tìm hiểu và đọc về Promise - một khái niệm tuy không quá mới nhưng đối với một Android developer như mình thì các khái niệm về Javascript rất hạn hẹp và ít ỏi. Vậy nên, đôi lúc mình dành chút thời gian rãnh để tìm hiểu thêm về Javascript. Vậy promise là gì? Một cách ...
Vừa rồi, mình có vô tình tìm hiểu và đọc về Promise - một khái niệm tuy không quá mới nhưng đối với một Android developer như mình thì các khái niệm về Javascript rất hạn hẹp và ít ỏi. Vậy nên, đôi lúc mình dành chút thời gian rãnh để tìm hiểu thêm về Javascript. Vậy promise là gì?
Một cách nôm na, theo mình hiểu được thì promise là một cơ chế trong JavaScript giúp chúng ta tránh không rơi vào callback hell khi thực thi các tác vụ bất đồng bộ. Các tác vụ bất đồng bộ có thể là gọi API, hàm bên trong setTimeout, setInterval... Dưới đây là một callback hell điển hình.
getData(function(a){ getMoreData(a, function(b){ getMoreData(b, function(c){ ... }); }); });
Để tạo một promise chúng ta cần truyền vào một callback như một đối số, gồm hai tham số là resolve và reject. Sau khi mọi xử lý trong promise thành công tốt đẹp, hãy gọi resolve và bạn có thể truyền vào đó một chuỗi như một tin nhắn, một mảng hay bất kì gì, để xử lý tiếp. Trường hợp ngược lại, nếu có bất kì lỗi nào trong quá trình xử lý, bạn có thể gọi reject.
new Promise( /* executor */ function(resolve, reject) { ... } );
Ví dụ:
getData = function() { return new Promise((resolve, reject) => { // Gọi API http.get(API_URL, (err, result) => { // Nếu có lỗi bên trong callback, chúng ta gọi đến hàm `reject()` if (err) return reject(err); // Ngược lại, dùng `resolve()` để trả dữ liệu về cho `.then()` resolve(result); }); }) };
Trên đây là mô tả về cách thức hoạt động của promise. Như đã thấy, trạng thái của một promise có thể sẽ rơi vào một trong ba trạng thái sau:
- pending: đây là trạng thái khi chúng ta vừa khởi tạo một promise.
- fulfilled: khi các xử lý trong promise thành công.
- rejected: khi có xử lý thất bại.
Khi một promise đang ở trạng thái pending, trạng thái tiếp theo của nó có thể sẽ là fulfilled nếu như mọi xử lý của chúng ta thành công hoặc cũng có thể sẽ là rejected khi có xử lý thất bại. Vậy làm sao để truy xuất kết quả của một promise?
Để truy xuất kết quả, chúng ta có thể sử dụng phương thức .then() và .catch()
getData() .then(function(success) { // do something }) .catch(function(errors) { // do something });
Callback trong hàm then() sẽ được gọi khi promise hoàn thành và ngược lại, nếu có bất kì lỗi xảy ra, callback trong hàm catch() sẽ được gọi.
Vậy tại sao lại cần đến promise?
Với ví dụ về việc giải quyết một hell callback ở trên, nhìn qua thì cũng không khác gì việc lồng các callback vào với nhau đúng không nào? Thế nhưng promise có các vai trò khá quan trọng như:
1. Hỗ trợ "chaining"
getData(function(a){ getMoreData(a, function(b){ getMoreData(b, function(c){ ... }); }); });
Xem lại ví dụ ở trên về việc sử dụng callback hell để xử lý dữ liệu. Nhìn có vẻ quá rườm rà rắc rối đúng không nào? Vậy tại sao chúng ta không sử dụng promise trong trường hợp này? Giá trị trả về của hàm then() là một promise khác, do vậy ta có thể dùng promise để gọi liên tiếp các hàm bất đồng bộ, và đây là đoạn code cho trường hợp trên, khi dùng promise:
getData .then(getMoreData) .then(getMoreData) .then(function() { ... }) .catch(function() { ... });
2. Bắt lỗi ngoại lệ
Ngoài ra, việc bắt lỗi khi sử dụng promise cũng khá thuận tiện. Nếu như khi có bất kì lỗi xảy ra, promise sẽ chuyển sang trạng thái rejected (như mình đã nói ở trên) và callback trong hàm catch() sẽ được gọi.
3. Xử lý bất đồng bộ
Và một trong những vai trò không kém phần quan trọng của promise chính là khả năng xử lý bất đồng bộ - một vấn đề khá nan giải trong Javascript đúng k nào? Promise cho phép chúng ta kết hợp các phương thức bất đồng bộ lại với nhau và cho phép các phương thức này trả về các giá trị như các phương thức đồng bộ. Thay vì trả về kết quả ngay lập tức, các phương thức này sẽ trả về một promise.
Giả sử bạn có một vài request API đến server, nhưng phải cần kết quả của những request này mới tiếp tục xử lý tiếp. Vậy thì làm sao? Với promise, điều này có vẻ rất dễ dàng khi sử dụng hàm all() của promise.
var promise_1 = new Promise((resolve, reject) => { resolve('Done request 1'); }); var promise_2 = new Promise((resolve, reject) => { resolve('Done request 2'); }); var promise_3 = new Promise((resolve, reject) => { resolve('Done request 3'); }); Promise.all([promise_1, promise_2, promise_3]) .then(function(result) { console.log(result); // ['Done request 1', 'Done request 2', 'Done request 3'] })
Hàm all() này nhận vào tham số là một mảng các promise, và trả về một mảng các kết quả tương ứng với mỗi promise.
Thật tiện đúng không nào?
Đối với các ưu điểm của promise, việc thay các callback bằng cách sử dụng các promise là điều không quá khó hiểu đúng không nào? Tuy nhiên, theo cảm nhận của mình, mặc dù không thể phủ nhận các ưu điểm của promise, nhưng đôi lúc, việc sử dụng promise thay cho callback không phải lúc nào cũng tốt. Đối với các hàm đơn giản, đôi khi sử dụng promise lại dài dòng và khó để hiểu được hơn so với callback.
Vì kiến thức về Javascript của mình có hạn, nên việc trình bày sẽ có đôi chút khó hiểu và có thể sẽ không chính xác, các bạn cũng nên tham khảo các bài viết liên quan đến promise nếu như muốn đi sâu và nắm vững kiến thức về promise nhé.
Tham khảo
https://developer.mozilla.org/en-US/docs/Web/JavaScript/Reference/Global_Objects/Promise https://medium.com/@bluepnume/learn-about-promises-before-you-start-using-async-await-eb148164a9c8