Lý giải nguyên nhân của sự hoài nghi về chủ nghĩa vạn vật kết nối ( IoT)
Chính xác 13 năm (theo tính toán của NASA) hoặc hơn 7 năm (theo Space-X của Elon Musk) con người đặt chân lên sao Hỏa và mở đầu cho một cuộc đua du hành vào vũ trụ. Chúng ta đang sống trong thời đại vô cùng thú vị khi liên tục phải tưởng tượng, liên tục phải đổi mới. Mỗi sản phẩm ...
Chính xác 13 năm (theo tính toán của NASA) hoặc hơn 7 năm (theo Space-X của Elon Musk) con người đặt chân lên sao Hỏa và mở đầu cho một cuộc đua du hành vào vũ trụ.
Chúng ta đang sống trong thời đại vô cùng thú vị khi liên tục phải tưởng tượng, liên tục phải đổi mới. Mỗi sản phẩm trong mỗi lĩnh vực đang trải qua sự thay đổi to lớn, thêm các tính năng mới, tốc độ hơn các đối thủ cạnh tranh, thích ứng với tốc độ gia tăng thay thế công nghệ. Hầu hết những cải tiến tính năng mới và sản phẩm không đến từ nhu cầu mới từ khách hàng. Khi đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt ngày càng trở nên khó khăn hơn từng ngày, sự tiến hóa và thích ứng là quá trình tự nhiên của sự tồn tại và chiến thắng. Như Charles Darwin đã nói, đó là sự chọn lọc tự nhiên.
Nhưng theo lịch sử, trong số chúng ta ắt hẳn có và sẽ có những người hoài nghi, những người sẽ nghi ngờ những hành động đi ngược với quy luật tự nhiên – giống như những người nghi ngờ sự thay đổi khí hậu, nhu cầu khám phá những điều còn là bí ẩn, và những điều cần phải thay đổi.
Con người khi tiếp xúc với khoa học thường tỏ ra hoài nghi đối với tín ngưỡng và phần lớn tin vào khoa học công nghệ. Điều này xác nhận mọi thứ bằng kiến thức và lý luận trước khi chấp nhận ý tưởng mới. Nhưng tiến bộ của con người luôn xuất phát từ những hiểu biết triết học – trí tưởng tượng đã dẫn tới việc phát hiện ra hoặc phát minh ra những thứ mới. Tiến bộ công nghệ chỉ chuyển khoa học viễn tưởng thành khoa học.
Trong bài viết này, chúng tôi định khám phá lĩnh vực IoT, vì ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của chúng ta, và những hạn chế của con người trong việc dự đoán tương lai.
Con người hiểu về Internet, nhưng không phải IoT
IoT, Internet of Things, mạng lưới vạn vật kết nối Internet; xe cộ, thiết bị gia đình và thiết bị văn phòng, thiết bị máy móc gắn với điện tử, phần mềm, cảm biến, thiết bị truyền động, Wi-Fi và RFID kết nối mạng cho phép các đối tượng kết nối và trao đổi dữ liệu. Lợi ích của kết nối mới này sẽ đưa con người đến những đỉnh cao công nghệ mới, lần đầu tiên chúng ta sẽ có thể nghe thấy và cảm nhận được nhịp tim của địa cầu.
Nguồn: The Economist, 2010.Ví dụ, bò, lợn, ống nước, con người, thậm chí giày dép, cây cối và động vật kết nối với IoT, nông dân sẽ có khả năng kiểm soát tốt hơn đối với các bệnh tật, sản lượng sữa và sản xuất thịt thông qua dữ liệu và những phân tích theo thời gian thực. Người ta ước tính, trung bình, mỗi con bò kết nối IoT sẽ chiếm khoảng 200 MB dữ liệu mỗi tháng.
Theo Cisco, vào năm 2003, sự thâm nhập của Internet và các thiết bị kết nối thực sự rất thấp – nhưng tốc độ tăng trưởng theo một tỷ lệ cấp số mũ, và gấp đôi sau mỗi 5,32 năm. Điều đó tương tự như các tính chất của định Luật Moore. Trong năm 2008 và 2009, với sự xuất hiện của smartphone, những con số này đã tăng vọt và dự đoán rằng vào năm 2020 sẽ có 50 tỷ thiết bị được kết nối. Do đó, IoT đã ra đời và đang trong giai đoạn đang phát triển.
Nguồn: Cisco IBSG, tháng 4 năm 2011Ngày nay, IoT đang được được triển khai ở khắp mọi nơi, như đã thấy với các mô hình như Planetary Skin của Cisco, lưới điện thông minh, và các phương tiện thông minh, hệ thống thần kinh trung ương của HP cho trái đất (CeNSE) và bụi thông minh, có tiềm năng sản xuất thêm hàng triệu – thậm chí hàng tỷ – cảm biến với Internet.
Nhưng giống như vụ nổ truyền thông xã hội, thời đại mới của IoT, các thiết bị kết nối, máy kết nối, xe kết nối, bệnh nhân kết nối, người tiêu dùng kết nối và các kết nối của networks of Things, con người cần các công cụ cộng tác mới, phần mềm mới, công nghệ và cơ sở hạ tầng để chứa, lưu trữ và phân tích số lượng dữ liệu khổng lồ – giống như nhiều công nghệ mới nổi như cơ sở dữ liệu biểu đồ, Big Data, microservices, v.v …
Nhưng điều này không phải là tất cả.
Internet of Things cũng sẽ yêu cầu IOE – Tích hợp mọi thứ – cho sự tương tác có ý nghĩa giữa các thiết bị và cung cấp.
Tuy nhiên, như Kai Wähner của TIBCO đã thảo luận trong bài thuyết trình của mình “Microservices: Death of the Enterprise Service Bus“, microservices và kết nối API dẫn đến sự kết hợp lý tưởng để đáp ứng các thách thức hội nhập trong tương lai. “Anypoint Platform for APIs” của MuleSoft do Cisco hỗ trợ, “IoT platform” của Bosch, hoặc quản lý API sắp tới của Kovair là một con trỏ cho tất cả những điều này và sẽ trao quyền cho cuộc cách mạng IoT.
Sự bùng nổ của các thiết bị kết nối – với mỗi địa chỉ IP khác nhau – đã gây ra cạn kiệt IPv4 trong năm 2010, và yêu cầu thực hiện ngay lập tức với IPv6. Ngoài việc mở thêm nhiều địa chỉ IP, IPv6 cũng sẽ đủ để truyền thông trong một khoảng thời gian dài hơn. Chính phủ và World Wide Web Consortium vẫn lạc quan lẫn hoài nghi về việc thực hiện IPv6 và cho phép địa chỉ IP.
Nhưng nó không chỉ là vấn đề của chính phủ. Các tổ chức lớn như Amazon, Google và Facebook có thể vẫn thể hiện sự hoài nghi về Net Neutrality / ZeroNet, công nghệ Blockchain, IPFS (Inter Planetary File Sharing protocol), HTTP vì sự độc quyền của họ sẽ bị đe dọa.
Kết luận
Con người chúng ta, khi ở các vị trị khác nhau như giám đốc điều hành công ty, người tiêu dùng, quan chức chính phủ, hoặc nhà công nghệ đang đối mặt với cuộc tranh luận về sự hoài nghi với chủ nghĩa tương lai và sẽ tiếp tục nghi ngờ IoT – chỉ chấp nhận nó cho đến khi chúng ta nhìn thấy những lợi ích thực sự.
Và chúng ta có thể thấy sự hoài nghi của chúng ta đã hiệu quả như thế nào để được công nhận và tiến bộ.
Sau khi hoài nghi trong 120 năm, IEEE cuối cùng đã công nhận công trình của Nhà vật lý người Ấn Độ J.C. Bose trong thời kỳ thuộc địa và trao cho ông ta danh hiệu “Cha đẻ của ngành Viễn thông”. Tần số với bước sóng mm mà ông đã phát minh ra trong cuộc thử nghiệm năm 1895 tại Kolkata là nền tảng của mạng di động 5G mà các nhà khoa học và kỹ thuật viên trên toàn thế giới đang cố gắng cải tạo để trở thành xương sống cho IoT.
Cuối cùng, chúng ta để người đọc tưởng tượng về tương lai, khi tất cả các thiết bị kết nối trong IoT
Techtalk via Dzone