Máy tính hữu cơ được tạo thành bởi não bộ của chuột và khỉ
Não bộ mạnh hơn máy tính. Vậy tại sao không xây dựng máy tính từ bộ não? Trong thực tế, Multiple Brains vẫn thường nói “Hai cái đầu luôn tốt hơn một”. Các nhà khoa học tại Đại học Duke đã thực hiện điều đó. Họ đã phát triển thành công trường hợp đầu tiên một giao diện máy tính – ...
Não bộ mạnh hơn máy tính. Vậy tại sao không xây dựng máy tính từ bộ não?
Trong thực tế, Multiple Brains vẫn thường nói “Hai cái đầu luôn tốt hơn một”.
Các nhà khoa học tại Đại học Duke đã thực hiện điều đó. Họ đã phát triển thành công trường hợp đầu tiên một giao diện máy tính – não bộ sử dụng nhiều bộ óc cùng lúc để vận hành một máy tính duy nhất.
“Máy tính hữu cơ” – Được làm từ não bộ của chuột và khỉ
Các nhà khoa học đã kết nối bộ não của bốn con chuột để tạo ra một “Brainet” có khả năng hoàn thành nhiệm vụ tính toán tốt hơn các nhiệm vụ được thực hiện bởi bất kỳ một con chuột nào trong số chúng.
Trong nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Scientific Reports, trưởng nhóm nghiên cứu, nhà thần kinh học Miguel Nicolelis cho biết:
“Gần đây, chúng tôi đề xuất ‘Brainets’, tức là mạng lưới được hình thành bởi nhiều bộ não của động vật, hợp tác và trao đổi thông tin trong thời gian thực thông qua giao diện não – tới – não trực tiếp, có thể cung cấp cốt lõi của một loại thiết bị máy tính mới – Một máy tính hữu cơ”.
Nicolelis và nhóm của ông đã kết nối bộ não động vật với các máy móc từ năm 1999, nhưng đây là lần đầu tiên có thể trực tiếp nối nhiều bộ não của động vật với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ đơn giản.
Không chỉ chuột mà còn cả khỉ. Nicolelis cũng xuất bản một bài báo thứ hai với tựa đề “Máy chuyển động cơ tay vận hành bằng não khỉ”, trong đó mô tả một Brainet cho phép ba bộ não khỉ nâu (rhesus macaque monkey) được kết nối để điều khiển một cánh tay ảo chiếu lên màn hình trên ba trục.
Một mặt, hệ thống não khỉ được kết nối thực hiện kỹ năng vận động, và mặt khác, hệ thống não chuột được kết nối thực hiện nhiệm vụ tính toán.
Nicolelis cho biết, ông và đội ngũ của mình không gặp nhiều khó khăn khi đồng bộ não động vật. Trong trường hợp những con khỉ, các nhà nghiên cứu tạo ra hai, ba brainet não và sau đó tách những con khỉ ra các phòng khác nhau.
Tuy nhiên, mỗi một con khỉ đã có thể giao tiếp và chia sẻ hoạt động của não liên quan đến các chuyển động và các giác quan. Trong các thử nghiệm khác nhau, những con khỉ cố gắng để vận hành một con khỉ ảo hiển thị trên màn hình video để chạm vào mục tiêu.
Khi thành công, Nicolelis thưởng cho chúng nước trái cây. Theo thời gian, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những con khỉ ngày càng đồng bộ hóa các hành động và phối hợp các hoạt động não của chúng, cải thiện việc thực hiện các nhiệm vụ.
Điều này không phải vì những con khỉ suy nghĩ để di chuyển cánh tay mà bởi chúng yêu thích nước trái cây.
Trong trường hợp của những con chuột, các nhà khoa học kết nối não bộ của bốn con chuột với nhau một cách trực tiếp và thấy rằng những con chuột xuất hện phản ứng não khác nhau với các tín hiệu khác nhau. Tổng hợp những phản ứng não bộ của chuột đúng chiếm tỉ lệ là 87%. Nếu chúng hoàn thành nhiệm vụ khi não được đồng bộ, chúng được cho uống nước.
Các nhà khoa học sắp xếp những con chuột cho các công việc trừu tượng khác, và khi tập hợp bộ não của chúng với nhau luôn thi hành nhiệm vụ tốt hơn so với một cá nhân, và đôi khi thậm chí còn tốt hơn nhiều. Các nhà nghiên cứu đưa não bộ những con chuột vào bộ vi xử lý và gọi là các bộ sưu tập “máy tính hữu cơ”.
Các máy tính của Nicolelis theo dõi gần 3.000 tế bào thần kinh trong tổng số chuột, nhưng bộ não con người có hơn 100 tỷ tế bào thần kinh, và nhóm của Nicoleis đang làm việc trên các phương pháp để phát triển các brainet con người.
Tại thời điểm này, chúng ta chưa thể biết các máy tính hữu cơ sẽ làm việc trong tương lai như thế nào, nhưng Nicolelis tin rằng một số ứng dụng tiềm năng sẽ sớm xuất hiện.
THN