Một số vấn đề lưu tâm khi bắt đầu học và làm ReactJs (Phần 2)
Sau một thời gian dừng lại ở phần một, hôm nay mình quay lại với phần hai trong series bài viết về những vấn đề mình cảm thấy cần lưu ý khi học và làm ReactJs. Chưa chắc đã là phần cuối vì càng làm mình càng thấy có nhiều thứ hay ho cần note lại. Tuy nhiên ở bài viết này ...
Sau một thời gian dừng lại ở phần một, hôm nay mình quay lại với phần hai trong series bài viết về những vấn đề mình cảm thấy cần lưu ý khi học và làm ReactJs. Chưa chắc đã là phần cuối vì càng làm mình càng thấy có nhiều thứ hay ho cần note lại. Tuy nhiên ở bài viết này mình sẽ cố gắng đưa ra những điều dễ gặp phải trước.
Ok đây là 2 khái niệm căn bản nhất khi học ReactJs, việc sử dụng chúng trong ReactJs là điều chắc chắn, tuy nhiên không phải khi nào cũng bắt buộc sử dụng chúng. Dưới đây là một ví dụ:
import React from 'react'; class ShowName extends React.Component { constructor (props) { this.state = { yourName: props.name }; } render () { let {yourName} = this.state; return ( <div> <span>{yourName}</span> </div> ); } }
Thứ nhất, công việc của component chỉ là hiển thị tên mà không tương tác gì, việc sử dụng state chỉ như một biến trung gian. Dù nó có thể hiện công việc của component nhưng nếu không cần thiết hãy bỏ đi và dùng luôn props cho lành.
return ( <div> <span>this.props.name</span> </div> );
Thứ hai, việc sử dụng props trong trường hợp này tránh được tình huống khi props thay đổi mà constructor chỉ khởi tạo giá trị cho state lần đầu dẫn đến giá trị state không đổi còn props đã thay đổi rồi.
Ngược lại ví dụ trên, khi component cần tương tác thì việc sử dụng state là điều cần thiết. Tuy nhiên:
- Không thay đổi state một cách trực tiếp, hãy sử dụng setState() để render lại component giúp component hiển thị khớp giá trị của state.
// Sai this.state.yourName = 'TuanNDA'; // Đúng this.setState({yourName: 'TuanNDA'});
- Khi cập nhật state dựa trên giá trị state cũ, ReactJs sẽ thực hiện gói nhiều setState() để chạy cùng 1 lần, việc bất đồng bộ này sẽ gây ra vấn đề nếu truyền object cho setState(), để khắc phục điều đó hãy truyền function cho nó.
// Sai this.setState({yourName: this.state.yourName + yourBirthDay}); // Đúng this.setState((prevState) => ({ yourName: prevState.yourName + yourBirthDay }));
Khi muốn render nhiều component bằng hàm map(), ví dụ:
users.map((user) => <Row user={user} />)
Khi đó React thông báo 1 warning trong console như sau:“Warning: Each child in an array or iterator should have a unique “key” prop.”
Có thể mường tượng ra thuộc tính key có tác dụng phân biệt các component và đảm bảo các component ở đúng vị trí của nó.
users.map((user) => <Row user={user} key={user.id} />)
Hãy gán key bằng id của user để nó luôn là duy nhất, nếu không thì có thể dùng index, tuy nhiên nó không được khuyến khích cho lắm.
users.map((user, index) => <Row user={user} key={index} />)
Một ví dụ khác cho thấy tầm quan trọng của key: http://jsfiddle.net/frosas/S4Dju/
Ngoài ra các bạn có thể vận dụng kể cả khi không dùng map() để tối ưu tốt hơn.
Phần 2 của mình tạm kết thúc ở đây, mong rằng một số vấn đề trên sẽ giúp đỡ được các bạn trong quá trình học và làm việc với ReactJs. Cảm ơn đã theo dõi và hẹn gặp lại ở một bài khác.