Ngành An toàn thông tin cần học những gì và làm gì
Bạn đang tìm hiểu về ngành An Toàn Thông Tin ? Bạn chưa rõ an toàn thông tin học những gì, làm gì và có kiến thức chuyên môn nào?….Vậy là bạn đã tìm đúng nguồn rồi đấy. SecurityBox.vn/blog sẽ chia sẻ với bạn về ngành An toàn thông tin từ khối thi, môn học, kỹ năng, kiến ...
Bạn đang tìm hiểu về ngành An Toàn Thông Tin? Bạn chưa rõ an toàn thông tin học những gì, làm gì và có kiến thức chuyên môn nào?….Vậy là bạn đã tìm đúng nguồn rồi đấy. SecurityBox.vn/blog sẽ chia sẻ với bạn về ngành An toàn thông tin từ khối thi, môn học, kỹ năng, kiến thức, cho tới công việc và mức lương cụ thể. Hãy cùng SecurityBox tìm hiểu nào!
“An toàn thông tin” – Ngành không bao giờ hết “HOT” tại Việt Nam và trên thế giới. Việc đảm bảo an ninh thông tin toàn diện từ cá nhân, doanh nghiệp, cho tới tổ chức và chính phủ là hết sức cần thiết. Sự bùng nổ của công nghệ, điện toán đám mây, thương mại điện tử, tài chính online.. thường xuyên đối mặt với các nguy cơ “mất an toàn thông tin”. Đúng vậy, đây rõ ràng là cơ hội và thách thức dành cho bạn nếu lựa chọn ngành An toàn thông tin.
Sau đây, SecurityBox xin chia sẻ những nền tảng và yêu cầu trong ngành An toàn thông tin.
Trình độ đào tạo và khối thi:
– Khối thi: A, A1, D1
– Trình độ: Đại học (công lập hoặc dân lập)
– Thời gian đào tạo: thường 4 – 5 năm
An toàn thông tin bao gồm những nhóm nào?
Có thể nói, ngành an toàn thông tin nói riêng và lĩnh vực CNTT nói chung là rất rộng. Nhìn chung, ATTT có những nhóm sau đây:
An toàn vận hành (operations security)
Phát triển công cụ (applied security)
An toàn sản phẩm (product security)
Tìm diệt mã độc và các nguy cơ khác (threat analysis)
Học an toàn thông tin cần có kiến thức và kỹ năng gì?
Sinh viên theo học attt cần có các kỹ năng và những:
Kiến thức bắt buộc:
– Tiếng anh cơ bản (có thể là TOEIC hoặc IELTS)
– Các môn chính trị
– Các môn toán học và lập trình
– Các môn rèn luyện thể chất và môn học khác
Kiến thức chuyên sâu:
– Có kiến thức nền tảng về máy tính (phần cứng, phần mềm) và hệ thống mạng
– Hiểu và nắm bắt về luật an toàn thông tin
– Học và thực hành tốt về An Ninh Mạng
– Vận dụng tốt ngôn ngữ lập trình (như PHP, Java, C#..)
– Hiểu và vận hành quy trình phát triển phần mềm
– Có kỹ năng điều tra tội phạm mạng, tội phạm an toàn thông tin
– Phân tích lỗ hổng, virus, mã độc, phân tích đánh giá hệ thống
– Có chuyên môn về mã hóa thông tin, an toàn cơ sở dữ liệu
– Có kỹ năng xử lý sự cố xâm nhập hệ thống như Dos, mã độc tống tiền, phishing…
– Kiểm thử và đánh giá an ninh thông tin cho hệ thống (server, mạng lan, nội bộ, website…)
Nắm trọn Kiến thức cơ bản về An Ninh Mạng << Tại đây
Nên học an toàn thông tin ở đâu, trường gì?
Theo quyết định số 99 ngày 14/01/2014 của Chính Phủ, sinh viên có thể theo học an ninh thông tin tại 8 cơ sở “trọng điểm” gồm: Học viện Kỹ thuật Mật mã, Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia HN; Đại học Bách Khoa Hà Nội, Học Viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông, Học viện An ninh nhân dân (Bộ Công an); Trường Đại học CNTT – Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. Ngoài ra, bạn cũng có thể theo học các chương trình đào tạo lĩnh vực CNTT hàng đầu của Việt Nam như FPT.
Học ngành an toàn thông tin thì làm gì?
Sinh viên theo học an toàn thông tin làm những công việc bao gồm như: bảo mật mạng, bảo mật ứng dụng web, đánh giá an ninh website, bảo mật giao thức VOIP, quản trị hệ thống, an toàn phần mềm,… Còn an ninh mạng hay quản trị mạng chỉ là một phần nhỏ trong ngành an toàn thông tin.
Trong thời gian chuẩn bị tốt nghiệp đến lúc ra trường, bạn có thể ứng tuyển vào các công ty hàng đầu trong lĩnh vực an toàn thông tin như: Cisco, McAfee, Astaro, Check Point, SecurityBox, MVS,Trend Micro, FoundStone, BlueCoat….
Hoặc làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức luôn khát “kỹ sư IT” như ngành ngân hàng, y tế, giáo dục, quốc phòng, an toàn giao thông, tài chính, truyền thông, nội dung số, thương mại điện tử, kinh tế, doanh nghiệp IBM, Oracle…
Nếu bạn có ý định muốn trở thành một kỹ sư An Toàn Thông Tin thì dưới đây là các nhiệm vụ và công việc của bạn:
+ Đảm bảo sự bảo mật và an toàn cho hệ thống mạng máy tính, truyền thông, mạng nội bộ, hạ tầng cơ sở dữ liệu và thông tin.
+ Kiểm định và đánh giá an ninh, sự an toàn cho toàn hệ thống mạng, website.
+ Đảm bảo an toàn thông tin cho cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức và khối chính phủ.
Điểm tên một số công việc điển hình của ngành An toàn thông tin như:
Chuyên viên bảo mật cơ sở dữ liệu
Chuyên viên lập trình website, ứng dụng, phần mềm
Chuyên gia bảo mật, chuyên gia an ninh mạng
Chuyên gia tư vấn an toàn thông tin
Chuyên viên điều tra tội phạm mạng
Chuyên viên quản trị bảo mật mạng và hệ thống
Chuyên viên phân tích, tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin
Chuyên gia phát triển phần mềm nhúng
Chuyên viên phát triển phần cứng, và thiết bị an toàn thông tin
Chuyên viên kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin cho mạng và hệ thống
Chuyên gia rà soát lỗ hổng, điểm yếu và xử lý sự cố an toàn thông tin
Chuyên viên lập trình và phát triển ứng dụng nhằm đảm bảo an toàn thông tin
Mức lương ( thu nhập) trung bình của Kỹ sư An toàn thông tin hiện nay?
Hiện nay, các kỹ sư ATTT có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của các Kỹ sư thuộc khối Công nghệ thông tin và các ngành khác. Các chuyên viên mới ra trường thường có mức lương khởi điểm trung bình khoảng 300 usd – 400 usd (tương đương với 6,5 triệu – 10 triệu/ tháng). Đây chỉ là mức lương khởi điểm. Sau một vài năm làm việc, bạn có thể trở thành chuyên gia và có mức lương hàng ngàn usd trong các doanh nghiệp, tập đoàn, ngân hàng …lớn. Những chuyên gia hay kỹ sư an toàn thông tin giỏi tại Việt Nam đang rất ít. Vì vậy, đây là cơ hội và thách thức lớn cho những bạn sinh viên đang theo học an toàn thông tin.
Tạm thời dừng tại đây. Bài viết tiếp theo, SecurityBox sẽ chia sẻ sâu hơn về “Sinh viên cần học gì nếu theo ngành An toàn thông tin”. Hãy nhớ, đăng ký nhận bài viết ở Form Này, với tiêu đề “Tôi muốn nhận bản tin về an toàn thông tin” và theo dõi blog hàng ngày tại đây: https://securitybox.vn/blog/.