Ngành CNTT: Sân chơi có dành cho nữ giới? (Phần 1)
Trong khi tỉ lệ nữ giới làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần được cải thiện qua những nỗ lực đáng kể của các Doanh nghiệp thì con số này dường như cũng tỉ lệ thuận với nguy cơ bỏ việc của họ. Vấn đề bất bình đẳng giới trong ngành vẫn chưa thực sự được giải ...
Trong khi tỉ lệ nữ giới làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần được cải thiện qua những nỗ lực đáng kể của các Doanh nghiệp thì con số này dường như cũng tỉ lệ thuận với nguy cơ bỏ việc của họ. Vấn đề bất bình đẳng giới trong ngành vẫn chưa thực sự được giải quyết.
Thực trạng trên đã khắc họa một thực tế khắc nghiệt mà đa phần nữ giới trong ngành CNTT luôn gặp phải: rào cản giới tính. Nhận thức được điều này, các Doanh nghiệp cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ như: tăng cường mạng lưới việc làm, tạo cơ hội cho nhân viên nữ làm việc tại nhà, thúc đẩy môi trường làm việc thân thiện, tận dụng tối đa lợi ích trên các sàn tuyển dụng…. Tuy nhiên, kết quả thu được vẫn chưa thật sự khả quan.
Phyllis Kolmus, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ về Công nghệ (WIT), Phó giám đốc tập đoàn Giải Pháp Chính Phủ AT & T cho biết sự phân biệt giới tính này từ lâu đã trở thành “đặc sản” trong lĩnh vực CNTT. Bà thấy được điều này ngay từ khi cô con gái của bà còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
“Ngay từ những ngày đầu khi con gái tôi bước chân vào đại học, nó đã gặp phải cú sốc khá lớn. Trong giờ nghiên cứu, khi giáo viên yêu cầu các sinh viên chia nhóm thảo luận, tất cả những nam sinh viên đều cùng nhau ngồi vào một bàn và từ chối sự tham gia của các nữ sinh viên khác. Đó chỉ là một trong hàng trăm tình huống mà các nữ sinh viên ngành này thường hay gặp phải.”
Ảnh: Bà Phyllis Kolmus, nguyên Chủ tịch Hội Phụ nữ về Công nghệ (WIT)
Phó giám đốc tập đoàn Giải Pháp Chính Phủ AT & T
Bên cạnh đó, bà Katherine Clark, đại diện đảng dân chủ tại Massachusetts, đã đưa ra ý kiến trong tờ báo nổi tiếng The Hill:
“Phụ nữ thường do dự trong việc theo đuổi các ngành về công nghệ chỉ vì môi trường bất bình đẳng sẽ lấy đi của họ nhiều cơ hội phát triển. Họ không được tham gia nhiều trong các cuộc tranh luận”
Trên thực tế, tình trạng này không chỉ tồn tại riêng trong lĩnh vực CNTT mà còn nhiều lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học… Tuy nhiên, với đặc thù ngành CNTT, bất bình đẳng giới lại trở thành vấn đề nhức nhối hơn cả. Người trong ngành chắc hẳn không ai có thể quên được câu chuyện của nữ lập trình game nổi tiếng Brianna Wu đã từng bị đe dọa tính mạng. Thậm chí, cô còn phải trốn khỏi ngôi nhà của chính mình chỉ vì một dòng tweet của mình trên trang diễn đàn về game 8chan.
Ảnh: Nữ lập trình game nổi tiếng Brianna Wu
Câu hỏi đặt ra là: Đâu là những yếu tố căn nguyên dẫn đến quyết định “dứt áo ra đi” của các bóng hồng trong ngành này?
Đón đọc phần tiếp theo và cùng Topdev sẽ đưa ra lời giải thích cho câu hỏi này.
TopDev tổng hợp từ Internet.