12/08/2018, 15:07

Nghề kiểm thử: Làm thế nào để xua đi sự nhàm chán?

Bạn hãy thử tưởng tượng bạn ứng tuyển vào vị trí QA và trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi bạn: "Bạn sẽ làm gì khi công việc trở nên đơn điệu và nhàm chán?" Bạn có thể sẽ trả lời là: Tôi thấy mình khá may mắn vì việc đó chưa bao giờ xảy ra với tôi và tôi yêu nghề QA. Khi phải làm một ...

Bạn hãy thử tưởng tượng bạn ứng tuyển vào vị trí QA và trong một buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng hỏi bạn: "Bạn sẽ làm gì khi công việc trở nên đơn điệu và nhàm chán?" Bạn có thể sẽ trả lời là:

Tôi thấy mình khá may mắn vì việc đó chưa bao giờ xảy ra với tôi và tôi yêu nghề QA. Khi phải làm một việc lặp đi lặp lại, tôi sẽ thay đổi chúng một chút. Tôi chuyển sang viết tài liệu nếu việc chạy test làm tôi cảm thấy chán nản, ngược lại tôi sẽ chuyển sang test khi việc tạo tài liệu khiến tôi thấy buồn chán và tẻ nhạt. Khi bạn cảm thấy mọi thứ trở nên đơn điệu hãy thử khám phá và học hỏi một kiến thức mới khác. Bên cạnh đó thì việc đặt ra nhiều mục tiêu và dealines cũng khiến tôi luôn có động lực làm việc, hay đơn giản là thái độ "mình làm những việc gì mình cần phải làm" cũng chính là một thứ giúp tôi tiếp tục hoàn thành công việc.

Nhưng đó có thực sự là những gì nhà tuyển dụng muốn nghe không? Câu trả lời đó có làm họ hài lòng không? Có lẽ khi nói vậy bản thân bạn cũng chưa biết mình có thực sự thỏa mãn với đáp án này không!

Vậy các testers làm thế nào để xóa tan những buồn chán?

Không thiếu người yêu nghề QA và công việc kiểm thử phần mềm. Công việc nào thì cũng cần được thực hiện. Dù chẳng ai thích việc đánh răng nhưng tất cả chúng ta đều đánh răng (hoặc ít nhất là đặt ra tiêu chuẩn) hai lần mỗi ngày. Thực sự thì mọi người hay tìm cách thay đổi công việc để luôn có cảm giác việc mình làm luôn mới mẻ. Không hề có gì sai sự thật ở đây cả. Nhưng chắc chắn đó không phải tất cả. Bởi vì, ta hãy cùng nhìn thẳng vào vấn đề, cho dù bạn muốn cải tiến nhiều đến thế nào, cho dù bạn yêu công việc của mình bao nhiêu và cho dù việc bạn cần làm có quan trọng tới mức nào, đôi khi bạn vẫn không thể chỗi cãi việc cảm thấy nó cứ lặp đi lặp lại.

Vậy thì, làm thế làm để chúng ta có thể "giáp lá cà" với nỗi buồn tẻ này? Nếu bạn làm việc với một vài QA khác thì có lẽ câu trả lời sẽ khác đi đôi phần nhưng trong bài viết này sẽ đề cập tới trường hợp khi chỉ có mình bạn là tester trong một dự án.

Bạn sẽ làm thế nào nếu* bạn là QA duy nhất?* Bạn vừa là leader lại vừa là member? Bạn sẽ làm gì nếu bạn không có ai để trao đổi vì người bạn muốn thảo luận cùng lại quá bận với task của họ để có thể dành thời gian cho bạn? Bạn sẽ phải làm sao nếu cho dù bạn có chán nản đến mấy thì đó cũng chẳng liên quan gì đến việc* “việc gì cần làm thì vẫn phải làm”?* Và bạn sẽ phải làm thế nào nếu bạn không còn một khung thời gian nào để dành cho việc đọc tài liệu nghiên cứu, thử một công cụ mới, học ngoại ngữ , v.v…? Và cuối cùng, sẽ ra sao nếu sự nhàm chán và đơn điệu đang dần khiến cho effort của bạn tăng lên trong khi chất lượng test lại đi xuống?

Mục đích của việc đưa ra câu hỏi trên, và có lẽ “đáp án” mà nhà tuyển dụng muốn nghe, suy cho cùng, đơn giản chỉ là họ muốn xem xem liệu rằng những cảm xúc này có gây ra những ảnh hưởng tiêu tiêu cực cho bạn, hay nói đúng hơn là có làm ảnh hưởng tới công việc bạn làm và sau đó là dự án, tiến độ của họ hay không. Và khi bạn hiểu được đến đây thì bạn đã có câu trả lời cho riêng mình rồi. Hãy cùng phân tích!

1. Làm một việc kéo dài cho tới sau một thời điểm nào đó (vượt quá giới hạn), bạn sẽ luôn cảm thấy mọi thứ chỉ mang tính chất cầm chừng.

Hãy thử nghĩ tới một người giáo viên tâm huyết, dạy học vì họ muốn được nhìn thấy niềm vui ánh lên trong đôi mắt học sinh khi chúng tiếp thu những tri thức mới mẻ. Một nguồn động lực tuyệt vời. Thế nhưng, nếu họ cứ tiếp tục dạy môn học đó, tiết học đó, những bài giảng vẫn vậy cho nhiều thế hệ học sinh, qua nhiều năm, liệu có ai có thể đảm bảo là họ sẽ đầu tư vẫn ngần ấy tâm huyết cho mỗi thế hệ học sinh để chúng lại có những niềm hứng thú như thế? Sau một khoảng thời gian, những bài giảng trở thành bài nói đơn thuần, được lặp đi lặp lại. Giống như khi bạn mới bắt đầu học các kĩ thuật kiểm thử, bạn thấy mọi thứ đều mới mẻ. Bạn muốn lao vào học mọi thứ, tìm hiểu hết những kiến thức kĩ thuật mình chưa có. Lần đầu bạn test thử một phần mềm và tìm ra bug, bạn cảm thấy rất hứng thú vì sự tìm tòi đó. Nhưng dần dần qua năm tháng, khi tích lũy được kha khá kiến thức cùng với việc thực hiện vài chục nghìn test case trong đó có không thiếu những case tương tự nhau mà bạn vẫn phải thực hiện đến hàng trăm lần, bạn sẽ dần dần cảm thấy công việc này như một vòng tuần hoàn ( thậm chí luẩn quẩn không lối ra).

2. Sự lặp lại là chìa khóa giúp ta gặt hái chuỗi những thành quả nhất quán.

Tuy nhiên để đảm bảo bản thân đạt được những kết quả bền vững liên tiếp mỗi năm, bạn sẽ phải phát triển một phương pháp giảng dạy MỚI. Nhưng một điều đáng chú ý ở đây là, mục đích ban đầu của bạn không thay đổi. Bạn vẫn muốn dạy cho học sinh của mình những kiến thức bổ ích nhất. Nhưng cũng không thể tránh khỏi việc bạn đã quá quen với những ý nghĩ như bài học nào bạn sẽ dạy, bài tập về nhà nào bạn sẽ giao và bao lâu thì bạn sẽ cho học sinh làm bài kiểm tra, v.v... Cũng tương tự như vậy, việc sáng tạo, tìm tòi ra kĩ thuật test mới, cách tiếp cận mới, công cụ hỗ trợ mới khiến chất lượng công việc của bạn đi lên nhưng cái đáng nói là nhờ có sự lặp lại không ngừng mà bạn có thể phần nào yên tâm hơn về việc bạn test đủ và hợp lí. Kinh nghiệm học được từ những thứ đã làm đi làm lại giúp cho bạn nắm được, với những chức năng, phần mềm kiểu này,... thì phải test những gì, đâu là phần cần tập trung, ... kết quả khi đó sẽ bền vững hơn.

3. Quy trình

Bạn biết một sự thật rằng mỗi năm bạn lại dạy cũng vẫn môn học đó cho học sinh của cùng lứa tuổi đó. Vì thế nên bạn có thể đảm bảo chất lượng giảng dạy của bạn không hề giảm sút. Nó hình thành ở bạn một quy trình tách biệt ra khỏi những cảm xúc cá nhân, những động lực cá nhân, tiền thưởng, v.v… Bạn dần dần dựa vào những bước dù lặp lại thật nhưng là những bước lặp đáng tin, chúng có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình. Những bước đi này cùng nhau kết hợp tạo nên một quy trình. Một khi quy trình của bạn được phát triển thành công, bạn cũng sẽ thấy mình làm việc mà tách biệt khỏi và hoàn toàn không bị chi phối bởi những cảm xúc cá nhân (ví dụ như bạn cảm thấy thế nào về công việc của mình). Quy trình này bạn cũng có thể thấy ở công việc của một QA. Việc test đi test lại như vậy sẽ giúp chúng ta phát triển nó thành một quy trình. Một khi đã là quy trình thì bạn có thể yên tâm các bước sẽ được thực hiện đầy đủ, không bị sót và hiếm khi bị ảnh hưởng bởi các nhân tố chủ quan , thiên về tình cảm và phản quy trình như cảm xúc con người.

4. Vậy quy trình này giúp gì được cho bạn?

Như đã đề cập ở trên, hôm nay bạn có vấn đề cá nhân gì khiến bạn không thể suy nghĩ thông suốt? Bạn vẫn có một quy trình chuyên nghiệp để tuân thủ theo, bạn không cần phải vui vẻ, phải có "tâm trạng" thì mới thực hiện được quy trình này. Việc áp dụng quy trình này giúp bạn luôn đảm bảo về tiến độ công việc trong nhiều tình huống phát sinh. Ngoài ra việc làm việc theo quy trình như vậy giúp bạn dễ theo dõi, lần lại và tìm ra thiếu sót. Quy trình còn đảm bảo bạn không bỏ lỡ những đầu công việc, những chi tiết cần phải làm.

5. Nếu chỉ có quy trình không thôi thì có đảm bảo thành công?

Trong ví dụ về người giáo viên, chúng ta có thể thấy rằng học sinh sẽ được hưởng những lợi ích lớn lao nếu như giáo viên của chúng có một tinh thần giảng dạy cao. Nhưng điều này nằm ngoài tầm kiểm soát của nhà trường nơi mà họ giảng dạy. Do đó, việc đặt niềm tin lên quy trình thay vì lên con người đảm bảo một lựa chọn an toàn và yêu cầu tối thiểu để đạt được mục tiêu. Nhưng điều đó không có nghĩa là quy trình là tất cả, con người vẫn đóng vai trò không thể thiếu trong đó. Mặc dù có quy trình nhưng việc thực hiện nó lại là do con người. Chúng ta có thể thay đổi và cập nhật quy trình cho phù hợp với mục đích và các yếu tố cấu thành khác nữa.

Kết luận:

Khi mọi việc trở nên một màu và lặp đi lặp lại, bạn cần tạo ra một quy trình và luôn cải tiến nó để có thể hoàn thành công việc. Điều này sẽ đảm bảo cho bạn sự phát triển bền vững và năng suất không suy giảm. Một quy trình được phát triển tốt và được ghi chép lưu giữ rõ ràng, cho phép chúng ta làm việc hiệu quả hơn đồng thời không bị ảnh hưởng, chi phối quá nhiều bởi những yếu tố chủ quan con người. Quay trở lại với câu trả lời cho câu hỏi: " Làm thế nào để không chán việc?" Bạn có thể xây dựng cho mình một quy trình riêng nhưng sau đây là một vài gợi ý nho nhỏ về phạm vi khi áp dụng:

  • Xây dựng verification test/Smoke test/Sanity test: Nếu bạn đang làm dự án phát triển app thường xuyên release và bạn phải thực hiện test hết tất cả những mục cơ bản mỗi lần như vậy, bạn nên có một checklist hoặc một mini test suite để đảm bảo bạn chạy đủ các loại test mỗi lần release (theo yêu cầu). Bạn sẽ không bỏ lỡ hay quên mất hay cho một vài case là đương nhiên nếu bạn thử làm theo cách này.
  • Những người hiện đang ở vị trí leader của một team, nếu bạn đang không đánh giá cao giá trị tích lũy được từ việc thực hiện review theo cặp những tài liệu test, hãy thử phương pháp này. Tạo ra một quy trình, yêu cầu mỗi lần member review test case cần phải tìm ra một loại lỗi nhất định. Ví dụ: ~ Kiểm tra xem có TCs nào mang một ID hoặc đối tượng/ điều kiện test khác lạ so với các case khác không. ~ Kiểm tra độ hoàn thiện, chuẩn xác, độ bao phủ của các case. ~ Kiểm tra định dạng, chính tả, lỗi ngữ pháp, diễn đạt. ~ Đảm bảo đối tượng test và kết quả mong đợi phải ăn khớp ( bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều lỗi "lệch pha" như thế chỉ vì sơ suất trong lúc copy và paste) ~ Trong lúc bạn gửi một bản báo cáo tình trạng công việc hàng ngày, hãy kiểm tra lại checklist những việc bạn cần làm hông đó trước khi gửi báo cáo. ~ Kiểm tra người nhận, lỗi chính tả, file đính kèm, chủ đề report (ngày báo cáo đã đúng chưa, tiêu đề có thống nhất chưa...)

Tóm lại, việc phát triển một quy trình chính là cách để chúng ta có thể vượt qua được nỗi nhàm chán, tìm kiếm sự hứng khởi, xao lãng khỏi sự đơn điệu, buồn tẻ. Nếu bạn có vô tình được hỏi câu hỏi nêu ra ở đầu bài viết khi đi phỏng vấn, hi vọng bạn sẽ có thêm một ý tưởng gợi ý để trả lời nó một cái mỹ mãn nhất. Đừng quên và hãy thử xem phương pháp này có hiệu quả với bạn không nhé!

Nguồn tham khảo: http://www.softwaretestinghelp.com/how-should-testers-handle-boredom/

0